Tránh “bẫy” lừa đảo khi xuất khẩu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Tránh “bẫy” lừa đảo khi xuất khẩu. |
Cần tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường, khách hàng
Việt Nam hiện đang có thế mạnh về xuất nhập khẩu. Trong 2 năm gần đây mặc dù chịu tác động từ dịch Covid-19 nhưng xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng, tuy nhiên sân chơi mở rộng thì đồng nghĩa với rủi ro và tranh chấp thương mại nhiều hơn.
Điển hình gần đây một công ty Việt Nam đã xuất khẩu sang Algeria 5 container hạt điều qua trung gian là một doanh nghiệp đặt tại Nam Phi. Công ty trung gian Nam Phi đã đặt cọc 10% giá trị tiền hàng. Tuy nhiên, khi hàng đến cảng Mostaganem (Algeria), khách hàng là công ty Eurl ATS Food của Algeria không thể làm thủ tục thông quan vì công ty này bị Bộ Thương mại Algeria đưa vào danh sách các doanh nghiệp gian lận thương mại từ tháng 6/2022 (danh sách này này không được phía Algeria công bố).
Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Công Cường - Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội (HAMI) cho rằng: Việt Nam hiện đang có thế mạnh về xuất nhập khẩu. Trong 2 năm gần đây mặc dù chịu tác động từ dịch Covid-19 nhưng xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng.
Tuy nhiên, sân chơi khi mở rộng thì đồng nghĩa với rủi ro và tranh chấp thương mại nhiều hơn. Điển hình gần đây là vụ việc 76 contener hạt điều của 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Italy bị mất bộ chứng từ gốc. Đến thời điểm này sự việc 76 container hạt điều đã cơ bản được giải quyết ổn thỏa, nhưng đó cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ngành điều nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
Ông Nguyễn Công Cường cho biết thêm: Theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp toàn cầu bị thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo. Giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy trên toàn cầu, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong năm 2018 là 49%; năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Trong đó, tội phạm lừa đảo từ bên ngoài chiếm khoảng 43%; từ nội bộ 31%; thông đồng giữa trong và ngoài chiếm 26%...
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh các rủi ro xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như: Đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra; không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu.
Nếu tiến tới giao kết hợp đồng thương mại, cần chọn phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight) yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên.
Doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm đối phó
Chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó với rủi ro trong thương mại quốc tế, ông Bạch Thăng Long - Phó Tổng giám đốc Thường trực Tổng công ty May 10 chia sẻ: May 10 thường lựa chọn các thị trường lớn, các nước có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Úc, Hàn Quốc… đây là những nước có quy mô thị trường lớn, hệ thống tài chính thanh toán mạnh và linh hoạt.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn trú trọng, ưu tiên sản xuất và xuất khẩu những chủng loại sản phẩm may mặc vào các nước có Hiệp định thương mại tự do song phương để khách hàng được ưu đãi về thuế và có được giá cạnh tranh hơn khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, để từ đó khách hàng tin tưởng và tiếp tục duy trì đặt hàng tại công ty chúng tôi.
Về điều khoản thanh toán, theo ông Bạch Thăng Long, kinh nghiệm thanh toán lần đầu cần kiểm tra số tài khoản ngân hàng của các nhà cung cấp bằng các hình thức: Gọi điện trực tiếp, qua fax, qua các phần mềm chat trực tiếp, qua khách hàng chỉ định/bảo lãnh đặt hàng... để đảm bảo chắc chắn an toàn thì mới thực hiện thanh toán. Đặc biệt, May 10 có bộ phận tổng hợp thống kê các thông tin liên quan tới rủi ro thanh toán quốc tế, trong các giao dịch mua bán quốc tế.
Cũng phân tích về rủi ro trong xuất khẩu, ông Trần Thanh Quyết - Giám đốc Điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Italy tại Việt Nam (ICHAM) cho rằng: Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp rất dễ xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của từng nước, lạ lẫm với đối tác cho đến hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp còn ít sử dụng luật sư thường xuyên để được tư vấn trong quá trình soạn thảo hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp hay hòa giải tranh chấp thương mại.
Rủi ro có thể tồn tại ở những vấn đề liên quan tới tiền tệ, về chính sách và pháp luật, hoạt động vận chuyển và thời gian giao hàng, chất lượng, độ tin cậy của hàng hóa, khả năng thanh toán và rủi ro về ngôn ngữ.
Với những kinh nghiệm của Tập đoàn 911, bà Đàm Việt Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn 911, nhấn mạnh: 8 lưu ý khi giao thương quốc tế là doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường; xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác; cẩn trọng trong đàm phán, thương thảo hợp đồng; sẵn sàng đối phó với rủi ro tín dụng; tập trung kiểm soát chi phí; thường xuyên theo dõi và đánh giá thị trường và sử dụng các công cụ bảo hiểm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại