Trách nhiệm pháp lý với trẻ chưa thành niên mắc trọng tội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo cáo trạng, đầu năm nay, S đến nhà cô ruột ở TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) chơi và có quen biết cháu A (SN 2010, tên nạn nhân đã thay đổi). Quá trình trò chuyện, nhắn tin giữa S và A nảy sinh quan hệ tình cảm với nhau.
Ngày 27/2, S rủ cháu A đến TP Buôn Ma Thuột để vui chơi và tìm kiếm việc làm. Trước lời rủ rê của bạn trai, A đồng ý. Tại đây, cả hai thuê phòng trọ sống chung và có hai lần quan hệ tình dục.
Tính đến thời điểm quan hệ tình dục, A mới 12 tuổi, còn S 15 tuổi. Đến ngày 2/3, bố của A biết được sự việc và đến CQCA trình báo.
Theo như cáo trạng, N.T.S phạm tội khi mới 16 tuổi, ở độ tuổi chưa thành niên. Vậy trong trường hợp trên, S bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ bị xử lý như thế nào.
Về vấn đề này, theo luật sư Bùi Quang Thu - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu tách nhiệm hình sự. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích cho người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Bên cạnh đó, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trong đó khoản 2 nêu rõ, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Với khung hình phạt đến 15 năm tù, tội phạm này được xác định là tội phạm nghiêm trọng trong quy định tại Điều 141, do đó người phạm tội chỉ cần từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình.
Tại Điều 142 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Với khung hình phạt đến 15 năm tù, tội phạm này được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng trong quy định tại Điều 142, do đó người phạm tội chỉ cần từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình.
"Trong vụ việc này, S. đã thực hiện hành vi giao cấu đối với cháu A. khi mới 12 tuổi, có dấu hiệu của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015). Vì vậy việc S. bị truy tố là đúng pháp luật” - luật sư Thu cho biết.
Về hình phạt tù có thời hạn, Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về hình phạt tù với người dưới 16 tuổi phạm tội như sau:
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Ngoài ra, theo luật sư Thu, S còn phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị hại trong trường hợp này được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại