Thứ năm 28/03/2024 20:29
Bị can Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố:

Trách nhiệm của ê kíp và các trang mạng xã hội?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vai trò những người liên quan, trong đó có đội ngũ “hậu cần” giúp bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện các buổi livestream, phát tán video clip trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?.
Trách nhiệm của Ê kíp và các trang mạng xã hội?
Một trong những lần bà Hằng livestream gây xôn xao trên mạng. Ảnh chụp từ clip

CQCA xác minh vai trò đồng phạm

Ngày 27-3, nguồn tin từ CA TPHCM cho biết, đang mở rộng điều tra vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, SN 1971, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Đại Nam “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Quá trình điều tra, CA xác định từ bà Nguyễn Phương Hằng đã dùng 12 kênh trên mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok…) để livestream bôi nhọ, nhục mạ người khác, tung tin sai sự thật. Bà Hằng đã giao cho nhiều người quản lý các kênh mạng xã hội này để thực hiện livestream, phát tán nội dung theo yêu cầu của bị can. Trong đó, có nhiều video sai sự thật, vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.

CA xác định, bà Hằng có đội ngũ “hậu cần” giúp sức thu thập thông tin, lên kịch bản, chuẩn bị nội dung nói trong các buổi livestream phát trên mạng xã hội trong thời gian dài. Do đó, CA TP HCM mở rộng điều tra, mời làm việc những người có liên quan này để làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng người. Bên cạnh những người trực tiếp hỗ trợ bà Hằng về hậu cần, kỹ thuật, CQCA cũng sẽ mời làm việc các youtuber, facebooker có mối quan hệ hoặc xuất hiện và phát ngôn trong các buổi livestream của bà Hằng.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, nếu như có đủ căn cứ, đội ngũ “hậu cần” của bà Hằng có thể sẽ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chung cùng tội danh với người cầm đầu. Tuy nhiên, mức án phạt có thể sẽ thấp hơn người chủ mưu.

Trường hợp có căn cứ, những người được coi là đồng phạm sẽ bị xử lý về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331, BLHSnăm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Với hành vi này, mức phạt thấp nhất là 6 tháng tù, cao nhất là 7 năm tù.

“Những người cùng giúp sức bà Hằng trong các cuộc livestream mà có dấu hiệu cấu thành tội phạm có tổ chức thì họ sẽ bị triệu tập lên để xác minh. Khi có đầy đủ căn cứ, họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự giống như bà Hằng. Đây cũng là một bài học cho những người thường xuyên lên mạng có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí là bôi nhọ, vu khống người khác”, luật sư Thái nói.

Trách nhiệm của Ê kíp và các trang mạng xã hội?
CQĐT khám xét nơi ở của bà Hằng, thu giữ nhiều tang vật, tài liệu có liên quan

Bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ vi phạm

Luật sư Thái cho rằng, trong trường hợp có căn cứ cho thấy những người này đã có hành vi xúi giục, giúp sức hoặc cùng bà Hằng trực tiếp thực hiện hành vi xâm phạm đến lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân thì những người này cũng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, đồng phạm là từ hai người trở lên có cùng ý chí thực hiện một tội phạm. Đồng phạm có thể là người chủ mưu, người thực hành, người giúp sức, người xúi giục. Người chủ mưu là người lên kế hoạch, quyết định việc thực hiện hành vi xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có những lời lẽ, ngôn ngữ xúc phạm danh dự nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. Người xúi giục là người có sự tác động về mặt tinh thần, xúi giục người thực hiện hành vi phạm tội quyết tâm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Người giúp sức là người tạo những điều kiện về vật chất, tinh thần cho người khác để thực hiện hành vi phạm tội...

“Như vậy, việc bà Hằng quản lý, sử dụng 12 kênh mạng xã hội để trực tiếp livestream với nội dung xuyên tạc đời tư của nhiều người gây hoang mang dư luận là một trong những hành vi bị cấm. Hành vi này xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác được pháp luật bảo vệ và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ vi phạm”, luật sư Thái thông tin.

Người thực hiện hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Cụ thể, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Trong đó, mức phạt nêu trên được áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng một phần hai mức phạt này, tức là phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Thêm vào đó, căn cứ khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Luật sư Thái cũng viện dẫn, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm còn phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định.

Quốc Doanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những ai mất trộm xe máy điện ở Hà Nội nên đọc ngay

Những ai mất trộm xe máy điện ở Hà Nội nên đọc ngay

Ngày 28/3, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an quận Hoàn Kiếm vừa triệt phá ổ nhóm trộm cắp xe máy điện.
Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Hiện nay, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Theo Công an TP Hà Nội, các loại tội phạm sử dụng không gian mạng, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản tập trung chủ yếu vào các phương thức, thủ đoạn sau:
Nữ quái chuyên giở trò "2 ngón" khi đi hội làng

Nữ quái chuyên giở trò "2 ngón" khi đi hội làng

Ngày 28/3, Công an huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Đỗ Thị Hoa, SN 1992, trú tại huyện Thanh Oai, Hà Nội để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
Viện Kiểm sát Nhân dân không chấp nhận kháng cáo của ngân hàng

Viện Kiểm sát Nhân dân không chấp nhận kháng cáo của ngân hàng

Trước kháng cáo của Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng NCB, Ngân hàng PVcomBank đề nghị các bị hại trả lại tiền lãi đã nhận từ các hợp đồng tiền gửi, đại diện VKSND đề nghị tòa không chấp nhận...
“Siêu lừa”  khai 2 nguồn tiền có thể dùng khắc phục hậu quả

“Siêu lừa” khai 2 nguồn tiền có thể dùng khắc phục hậu quả

TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, SN 1984, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; 12 bị cáo và kháng cáo của các bị cáo, kháng cáo của 3 ngân hàng là bị hại trong vụ án (PVCombank, NCB và Việt Á).
Lừa chạy án cho người khác, bản thân “dính” tội

Lừa chạy án cho người khác, bản thân “dính” tội

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Hòa Bình, SN 1972, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; Hoàng Văn Phương, SN 1969, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
141 phát hiện nhiều thanh niên mang theo bình xịt hơi cay, ma túy tham gia giao thông

141 phát hiện nhiều thanh niên mang theo bình xịt hơi cay, ma túy tham gia giao thông

Thông tin từ các tổ công tác 141 CATP Hà Nội, qua công tác tăng cường đấu tranh, xử lý các đối tượng thanh thiếu niên có biểu hiện gây rối trật tự công cộng, các tổ công tác đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng phạm pháp hình sự, thu giữ nhiều tang vật…
Gặp họa vì loa kẹo kéo

Gặp họa vì loa kẹo kéo

Ngày 26/03, Công an TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết vừa tạm giữ hình sự 2 đối tượng Ngô Văn Được (SN 1982, quê Cà Mau) và Trần Văn Tấn (SN 1990, quê Long An) về hành vi cố ý gây thương tích.
Lực lượng 141 bắt giữ 7 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự trong đêm

Lực lượng 141 bắt giữ 7 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự trong đêm

Thông tin từ các tổ công tác 141 CATP Hà Nội, qua công tác tăng cường đấu tranh, xử lý các đối tượng thanh thiếu niên có biểu hiện gây rối trật tự công cộng, các tổ công tác đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng phạm pháp hình sự, thu giữ nhiều tang vật…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động