Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng đạt trên 40 tỷ USD
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSản xuất ống hút từ rau củ phục vụ xuất khẩu tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sông Hồng (Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Thanh Chương |
Xuất khẩu các nhóm hàng đều tăng
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 8/2024 đạt 5,55 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 2,99 tỷ USD (tăng 22,6%), lâm sản 1,45 tỷ USD (tăng 4,7%), thủy sản 900 triệu USD (tăng 5%). Kim ngạch xuất khẩu ngành chăn nuôi là 46,5 triệu USD (giảm 4,8%) và đầu vào sản xuất 161 triệu USD (giảm 23%).
Tính chung 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều tăng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng, đạt 40,08 tỷ USD, tăng 18,6%; trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 21,32 tỷ USD, tăng 24%; lâm sản 10,97 tỷ USD, tăng 19,7%; thủy sản 6,23 tỷ USD, tăng 7,6%; chăn nuôi 324 triệu USD, tăng 0,3%. Chỉ riêng đầu vào sản xuất trong 8 tháng giảm 6,8%, đạt 1,23 tỷ USD. Cũng trong 8 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường đều tăng; trong đó giá trị xuất khẩu sang châu Á là 19 tỷ USD (tăng 15,7%); châu Mỹ 9,3 tỷ USD (tăng 22,3%); Châu Âu 4,8 tỷ USD (tăng 30,5%); châu Phi 747 triệu USD (tăng 5,5%) và châu Đại Dương 563 triệu USD (tăng 12,8%).
Chế biến chanh leo xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO). Ảnh: Đức Khánh |
Nhiều cơ hội thị trường cuối năm
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành hàng trái cây Việt Nam, với kim ngạch 2,93 tỷ USD, chiếm tới 64% trong tổng thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tiếp đến là Hoa Kỳ, Hàn Quốc với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 223,5 triệu USD và 223 triệu USD, tăng 31% và 51% so với cùng kỳ năm trước, chiếm lần lượt 4,88% và 4,87% về thị phần. Thái Lan đã vươn lên vị trí thứ 4 trong danh sách các thị trường nhập khẩu rau quả từ Việt Nam. Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Thái Lan đạt 141 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành nông nghiệp cũng đón nhiều tin vui trong tháng 8. Theo đó, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết 3 nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ NN&PTNT đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam.
Bộ NN&PTNT cho biết, những tháng cuối năm, các sản phẩm nông nghiệp có nhiều cơ hội lớn để bước vào chu kỳ tăng tốc xuất khẩu, sớm đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm. Hiện tại, ngành thủy sản đã tăng tốc với giải pháp xúc tiến thương mại nhằm sớm chạm mốc 10 tỷ USD trong năm nay. Bên cạnh những sản phẩm đang được xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, EU..., doanh nghiệp vẫn mang các sản phẩm đi triển lãm nhằm tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. Theo kinh nghiệm từ doanh nghiệp, những buổi xúc tiến thương mại sẽ có nhiều cơ hội để ký kết thành công đơn hàng hơn.Box: Việc ký kết thành công Nghị định thư cho dừa tươi và sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc vừa qua được coi là cú hích lớn giúp ngành hàng rau quả có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400-500 triệu USD ngay trong năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư.
Việc ký kết thành công Nghị định thư cho dừa tươi và sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc vừa qua được coi là cú hích lớn giúp ngành hàng rau quả có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400-500 triệu USD ngay trong năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư. |
Hà Nội: đẩy mạnh kết nối nguồn cung nông sản từ các tỉnh, thành phố |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại