Thứ năm 12/09/2024 12:59

Định vị thương hiệu để nông sản Việt đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các chuyên gia đánh giá, từ đầu năm đến nay, do nhu cầu thị trường phục hồi, các doanh nghiệp (DN) tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA nên kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng trưởng cao. Tuy nhiên, để nông sản Việt đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường, tăng trưởng bền vững cần định vị thương hiệu chuẩn cho sản phẩm.
Định vị thương hiệu để nông sản Việt đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường
Vườn vải được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang châu Âu tại xã Phúc Hoà (Tân Yên, Bắc Giang). Ảnh: Trường Sơn.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt con số 24, tỷ USD, tăng mạnh 21% so cùng kỳ trước. Trong đó, nông sản đạt 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi 199 triệu USD, tăng 5,6%...

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho thấy, trong 5 tháng hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực đều đạt con số xuất khẩu tăng cao hơn cùng kỳ năm trước.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Vũ Bá Phú cho biết, ngày càng nhiều mặt hàng, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam hoặc sản phẩm do DN trong nước sản xuất hiện diện tại các chuỗi siêu thị, các hệ thống bán lẻ, cung ứng, phân phối quốc tế tại các thị trường lớn trên thế giới…

Đồng thời, chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, quy trình sản xuất được nâng cao, cùng những nỗ lực tuân thủ yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm… là những yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt chinh phục và giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia.

Từ đó đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, giá trị nông sản toàn cầu, bất chấp những yếu tố khó khăn mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông lâm thủy sản chưa đem lại giá trị, lợi nhuận tương xứng với vị thế, tiềm năng do còn nhiều hạn chế về định vị thương hiệu. Hiện tại, có đến hơn 70% sản lượng xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khâu tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị chưa cao, chất lượng hàng hóa chưa đồng đều. Việc xây dựng thương hiệu vùng, địa phương gắn liền với các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý như địa danh được bảo hộ sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế…

Để xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt giá trị cao, các chuyên gia khuyến nghị, cần khắc phục các điểm yếu nêu trên, nhanh chóng tổ chức sản xuất và quy trình thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế, và xây dựng, định vị được thương hiệu bền vững.

Nhà nước cần tăng cường định hướng DN xây dựng và quảng bá thương hiệu trong nước cũng như quốc tế thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ DN tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề để bảo vệ quyền lợi của các DN, các tổ chức kinh tế và các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản xuất khẩu, nhằm xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam uy tín trên thị trường thế giới.

Đồng thời, cần có những giải pháp hướng dẫn và hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, DN trong việc bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các mặt hàng nông sản xuất khẩu…

Liên kết khép kín để xuất khẩu nông sản
Đẩy mạnh giao thương để nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
Xuất khẩu rau quả sẽ lập kỳ tích mới trong năm 2023
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động