Thứ tư 17/04/2024 05:30

Tỉ lệ học sinh "vượt rào" trước 14 tuổi tăng gần 2 lần

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kết quả Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019 được công bố mới đây cho thấy, tỉ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% vào năm 2019.
Tỉ lệ học sinh
Các diễn giả, đại biểu tham dự Toạ đàm (ảnh Nguyễn Hạnh)

Tại buổi Toạ đàm “Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sinh sản tình dục: Chúng ta đã làm được gì? Chúng ta cần gì?” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) - United Way Việt Nam phối hợp cùng Trung Tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (CCIHP) cùng các tổ chức thuộc Mạng lưới Phòng Ngừa và Ứng phó Bạo lực trên cơ sở giới (GBVNet) tổ chức ngày 31/5, TS-BS. Hoàng Tú Anh, Giám đốc CCIHP cho biết, mới đây Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố báo cáo "Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019".

Đáng lưu ý, thông tin từ nhóm nghiên cứu cho thấy tỉ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% vào năm 2019. Trong số những học sinh đã từng quan hệ tình dục thì 42,4% sử dụng bao cao su và 44,0% sử dụng các phương pháp ngừa thai khác-thấp hơn so với tỷ lệ này vào năm 2013 (lần lượt là 52,6% và 64,2%).

Việc quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên và không sử dụng các biện pháp an toàn đã gây ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn cũng như tỷ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục cao. Theo thống kê, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về tình trạng nạo, phá thai. Số liệu từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết, mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca nạo phá thai, trong đó chủ yếu rơi vào độ tuổi từ 15-19. Trong đó, có 20-30% là phụ nữ chưa kết hôn, 60-70% mới chỉ là học sinh, sinh viên.

"Mặt khác, trong những năm qua, các chương trình, hoạt động về người song tính, đồng tính, chuyển giới đã đem đến những chuyển biến tích cực. Song, tỷ lệ những bạn đồng tính, song tính, chuyển giới bị kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn nhiều trong xã hội. Thực tế còn tồn tại những trường hợp gia đình, thậm chí là các bác sĩ đã thực hiện những liệu pháp, tạm gọi là thay đổi để các bạn không đồng tính nữa", TS. Tú Anh chia sẻ.

Theo Giám đốc CCIHP, trong bối cảnh đó, thế hệ thanh niên là những người có sứ mệnh cao nhất trong việc đòi hỏi và thực hiện quyền lợi của bản thân. Những năm qua, đã có nhiều chương trình phổ biến về các kiến thức, kỹ năng bảo vệ an toàn sức khỏe sinh sản tình dục. Nhưng những sự kiện nhằm tăng cường năng lực cho các nhà lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục chưa có nhiều.

Từ thực tế đó, buổi Toạ đàm được tổ chức với mong muốn tạo nên một không gian cho các bạn thanh-thiếu niên có cơ hội thảo luận, đưa ra các bài học về lãnh đạo thanh niên trong thúc đẩy bình đẳng giới và quyền sức khỏe sinh sản/tình dục; đồng thời kết nối lãnh đạo thanh niên ở các cộng đồng thanh niên khác nhau với nhau và với các tổ chức nghiên cứu, dịch vụ, chính sách.

Tại tọa đàm, các diễn giả đã có những trao đổi thú vị về quá trình đi từ lý thuyết đến thực tiễn trong các chương trình thanh niên họ đã vận hành.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Tổ chức 11 ngày khám sức khoẻ sinh sản miễn phí Tổ chức 11 ngày khám sức khoẻ sinh sản miễn phí
Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh "vùng kín"
Người khuyết tật bị bỏ quên quyền tình dục Người khuyết tật bị bỏ quên quyền tình dục
Nguyễn Hạnh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động