Thứ bảy 23/11/2024 06:20

Người khuyết tật bị bỏ quên quyền tình dục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Những người dị tính khi lớn lên, có bạn tình, kết hôn thì được coi là bình thường. Tuy nhiên, với người khuyết tật cộng đồng lại cho rằng họ không có nhu cầu tình dục.

Chia sẻ tại buổi họp báo về Hội nghị Châu Á-Thái Bình Dương về Sức khỏe và Quyền sinh sản và Tình dục (APCRSHR9) được tổ chức tại Việt Nam, ngày 2/6, bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến và Sức khỏe dân số (CCIHP) cho biết: Hầu hết phụ nữ, nam giới, những người dị tính việc lớn lên, có người yêu, bạn tình, kết hôn, sinh con là đương nhiên, tự nhiên đến mức không ai đặt câu hỏi. thậm chí có ai chống lại việc đấy được coi là không bình thường.

Ví dụ nhiều phụ nữ không muốn kết hôn, chỉ muốn có con hoặc các cặp vợ chồng không muốn có con vì họ có quá nhiều trách nhiệm khác thì cũng bị coi là bất thường. Các nhóm đã được chấp nhận và thừa nhận đầy đủ những quyền về vấn đề sinh sản, tình dục khi mà họ có quan hệ tình dục khi kết hôn, sinh con khi bước vào các cơ sở y tế thì họ nhận được dịch vụ thăm khám, sức khỏe sinh sản, khám thai… thì không ai hỏi. Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều nhóm đối tượng bị “bỏ lại phía sau” như nhóm người khuyết tật, người đồng tính, song tính, chuyển giới. Quyền tình dục của họ hầu như không được thừa nhận.

“Với nhiều người, nhóm người khuyết tật có thể bị coi là nhóm không có tình dục mặc dù không phải như thế. Mặc dù Việt Nam đã ký công ước về đảm bảo quyền của Người khuyết tật, có luật bảo vệ người khuyết tật nhưng chủ yếu tập trung vào vấn đề học tập, công việc, việc làm còn vấn đề sinh sản, tình dục gần như không có”, bà Tú Anh nhận định.

Dẫn chứng cho nhận định này, bà Tú Anh cho biết: Năm 2012 khi tổ chức hội nghị về tình dục khuyết tật chúng tôi nghĩ rằng đó là hội nghị đầu tiên nói về tình dục của người khuyết tật. Hôm ấy có một bạn bị chứng teo cơ ngồi trên xe lăn. Nếu nói ngồi thì chưa đủ mà bạn ấy nằm trên xe lăn, mọi người không để ý thì không nhận ra đâu là chân của bạn ấy chỉ thấy hình thể mặc quần áo trên xe lăn. Khi bạn ấy phát biểu rằng bạn ấy thủ dâm từ năm 13 tuổi thì mọi người vô cùng ngạc nhiên.

“Thực ra những người đó vẫn có nhu cầu, có ham muốn được thỏa mãn mà không ai nhận ra. Vì vậy tôi thấy rằng nếu như chúng ta thấy 1 ngày nào đó đến cơ sở y tế để nói về nhu cầu của mình có thể bạn ấy sẽ nhận được những ánh nhìn rất lạ”, bà Tú Anh nói.

Hoang tu anh

Bà Hoàng Tú Anh chia sẻ, nhiều người có tư cách công dân nhưng không được thừa nhận quyền tình dục, ảnh V.H

Bên cạnh đó, những nhóm người di cư cũng gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện tại, theo hệ thống hộ khẩu, hầu hết thông tin truyền thông nói về dân số-kế hoạch hóa gia đình tập trung vào người có hộ khẩu thường trú còn người tạm trú hầu như không được tiếp cận thông tin trong khi họ có nhiều khó khăn, chưa kể vấn đề thăm khám, bảo hiểm mà điều kiện của họ về vệ sinh nghèo nàn, tỷ lệ bệnh phụ khoa rất cao.

Chúng tôi làm chương trình thăm khám cho phụ nữ ở các khu công nghiệp thì các bạn trẻ có lương thấp nên sống ở nhà trọ, vệ sinh nghèo nàn, nước không đảm bảo, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa cao trong khi điều kiện chăm sóc thì không có và ở các nhà máy có khám định kỳ chỉ tập trung khám cơ bản tim mạch huyết áp còn phụ khoa sinh sản hầu như không được để ý.

Vấn đề một số nhóm người không được thừa nhận quyền tình dục, “bị bỏ lại phía sau” cũng chính là chủ đề chính của Hội nghị Châu Á-Thái Bình Dương về Sức khỏe và Quyền sinh sản và Tình dục diễn ra từ ngày 27/11 đến 30/11/2017 tại Việt Nam.

GS.TS Lê Vũ Anh, Chủ tịch Hội Y tế công cộng Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị cho biết: Hội nghị có chủ đề “Không ai bị bỏ lại phía sau! Công lý trong sức khỏe sinh sản và tình dục” và 5 nhóm chủ đề liên quan như vượt qua rào cản xã hội, văn hóa và tôn giáo trong Sức khỏe Sinh sản và Tình dục; Hướng tới một cơ cấu kinh tế công bằng cho Sức khỏe Sinh sản và Tình dục; Cải thiện công lý cho Quyền sinh sản và tình dục; Chương trình giáo dục Sức khỏe Sinh sản và Tình dục chất lượng tốt cho tất cả mọi người; Thúc đẩy công lý và công bằng trong Sức khỏe Sinh sản và Tình dục và chăm sóc sức khỏe.

Đây là diễn đàn khoa học về sức khỏe, quyền sinh sản và tình dục do các tổ chức xã hội dân sự khởi xướng và duy trì hai năm một lần từ 2001 đến nay với 9 nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia, dự kiến chào đón khoảng 1500 đại biểu là các nhà khoa học, nghiên cứu, cán bộ lập sách, giảng dạy, đại diện các mạng lưới, người ủng hộ, các nhóm cộng đồng và thanh niên trong các chương trình về sức khỏe, quyền sinh sản và tình dục tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Thịnh An / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động