Thứ hai 25/11/2024 23:20

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.
Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu trải dự hội nghị.

Dự Hội nghị có Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ban, ngành; đại diện lãnh đạo 15 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần thơ, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Nam Định....

Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Quang cảnh hội nghị.

Đại biểu TP Hà Nội có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các Phó Chủ tịch TP và các sở, ban, ngành TP...

Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính phủ, Tổ công tác triển khai Quyết định 06/QĐ-CP ngày 06/01/2022 về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Sau thời gian triển khai nghiên cứu, triển khai, thí điểm, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06; Đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Thực hiện chi trả an sinh xã hội, chỉ trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) không dùng tiền mặt; Triển khai hoá đơn điện tử đối với hộ kinh doanh.

Đồng thời, công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn Thành phố bao gồm: Công dân Thủ đô số (iHanoi) – Chạm để kết nối nhằm tạo lập kênh kết nối quan trọng giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp của Thủ đô, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, cải thiện các chỉ số cải cách hành chính, sự hài lòng của người dân.

Hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VneID: Tạo nền tảng đưa mô hình khám chữa bệnh từ xa, sử dụng sổ khám sức khỏe duy nhất trong đời.

Đặc biệt là hệ thống Phòng họp thông minh, không giấy (i-Cabinet) sử dụng công nghệ hiện đại, trợ lý ảo AI tạo thuận lợi, kịp thời trong chỉ đạo điều hành, xây dựng nền quản trị hiện đại, hiệu quả...

Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu trải nghiệm các ứng dụng phòng họp thông minh của thành phố Hà Nội

Hàng loạt các tiện ích số được triển khai

Nhận thức được tầm quan trọng bao trùm của Đề án 06 vừa là nền tảng cốt lõi vừa là động lực tạo đột phá trong công tác chuyển đổi số toàn diện, hiệu lực hiệu quả, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố. Để công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ đạt hiệu quả thành phố Thành phố đã chỉ đạo thành lập 5.024 Tổ chuyển đổi số cộng tham gia triển khai.

Tại Hà Nội, hàng loạt các tiện ích số được triển khai, đầu tiên, hệ thống định danh điện tử được Hà Nội triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố giúp mang đến nhiều sự thuận lợi cho người dân.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô đã có CCCD, được cập nhật trong cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; 19/30 quận, huyện, thị xã thực hiện cập nhật số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch điện tử; các nhóm dữ liệu: Hội, đoàn thể; an sinh xã hội (Bảo trợ xã hội, Người có công, Trẻ em), người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, CSDL đất đai..... đang được thành phố triển khai và tiếp tục mở rộng để thực hiện xây dựng một hệ thống CSDL chung toàn Thành phố; cập nhật với CSDLQG về dân cư để từ đó khai thác, sử dụng hiệu quả.

Thứ hai, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư đã giảm đáng kể thành phần hồ sơ do hệ thống kế thừa được dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư, khi giải quyết TTHC cho người dân trên địa bàn; thực hiện bỏ thành phần hồ sơ là CCCD trong thủ tục về Cấp phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) khi đã có thông tin trong CSDL Quốc gia về dân cư.

Trước năm 2021, Hà Nội chưa có hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống giải quyết thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận giải các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Đến thời điểm tháng 4/2023 thành phố Hà Nội đã hoàn thành việc thuê hệ thống thông tin giải quyết TTHC bảo đảm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, thành phố chủ động trong việc thực hiện rà soát, tái cấu trúc và đặc biệt xác định danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa tại Bộ phận Một cửa các cấp – một trong các chỉ tiêu của nhiệm vụ “tái sử dụng thành phần hồ sơ đã có và không yêu cầu công dân cung cấp lại thành phần hồ sơ đã số hóa” trong giải quyết TTHC.

Thứ ba, triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán. Nội dung Đề án 06 và Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 4 yêu cầu tổng thể là hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu về TMĐT; kết nối, chia sẻ dữ liệu về TMĐT, áp dụng định danh và xác thực điện tử.

Một số giải pháp trọng tâm của thành phố Hà Nội có thể kể đến như: đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thiện chính sách, triển khai các giải pháp đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử, giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tập trung kết nối liên thông, chia sẻ thông tin với các ngành…

Thứ tư, thực hiện cấp Lý lịch tư pháp trên VneID. Thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng với tình hình thực tiễn của thành phố trong công tác cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp, tháng 3/2024 thành phố chủ động báo cáo, đề xuất Tổ công tác cho phép Hà Nội cùng tham gia với tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện thí điểm nội dung cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên ứng dụng VNeiD và chỉ sau 01 tháng đã triển khai chính thức việc cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID.

Từ ngày 22/4/2024 đến ngày 20/6/2024, thành phố đã thực hiện tiếp nhận trên 86% hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VNeiD. Thành phố tiếp tục là địa phương đầu tiên trên toàn quốc tham mưu, báo cáo trình HĐND Thành phố xem xét việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin LLTP cho người dân khi thực hiện qua VneID.

Thứ năm, triển khai thí điểm xây dựng Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 185/NQ-CP trong đó giao UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế, Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ thực hiện thí điểm xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố đồng thời thực hiện việc hiển thị thông tin sức khỏe người dân trên ứng dụng VneiD từ 01/7/2024. Đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu đề ra, đảm bảo đúng thời hạn theo kế hoạch đề ra.

Thứ sáu, chi trả an sinh xã hội, chỉ trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt. Với nhiệm vụ cấp bách thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cùng chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và các tiện ích đã có của CSDL Quốc gia về dân cư, sự đồng thuận của các doanh nghiệp, ngân hàng trên địa bàn, thành phố đã có những chỉ đạo kịp thời như ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND phát động 01 chiến dịch thực hiện hỗ trợ, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và nhận qua tài khoản.

Thứ bảy, thanh toán phí trông giữ xe không dùng tiền mặt. UBND thành phố đã triển khai thí điểm tại quận Tây Hồ với 02 bãi trông giữ xe trong dịp Tết Nguyên đán 2024, thành phố được Tổ công tác hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện và đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 17/4/2024 về việc triển khai ứng dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không sử dụng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội; theo đó thời gian thí điểm từ ngày 15/4/2024 đến hết ngày 30/7/2024.

Với mục tiêu “02 không – 01 có : Thanh toán không dừng - Thanh toán không tiền mặt và Có hóa đơn điện tử kiết nối với cơ quan thuế”

Thứ tám, đề xuất mức phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính theo hướng ưu đãi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến đồng thời hỗ trợ người dân tích cực tham gia, sử dụng các tiện ích từ CSDL Quốc gia dân cư, chuyển biến các ứng dụng vào đời sống và gắn kết với nhu cầu người dân từ đó thay đổi thói quen của người dân với cơ quan hành chính và tiện ích công nghệ thông tin mang lại.

Giảm thời gian và chi phí, tăng sự hài lòng của người dân

Trên cơ sở tổng thể hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu của thành phố đã cơ bản đạt được các tiêu chí đặt ra 3 Giảm: - Giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Giảm nhân lực thực hiện – đây được đánh giá là điểm nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu “chuyển đổi số là động lực để phát triển và đột phá”.

Giảm thủ tục hành chính.

3 Tăng: Tăng chất lượng phục vụ; tăng công khai-minh bạch; tăng hài lòng

Ngoài ra, thay đổi thói quen trong việc thực hiện giao tiếp giữa người dân – doanh nghiệp với cơ quan hành chính. Xây dựng một văn minh xã hội mới các tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại hơn; gắn với văn hóa trong thời kỳ công nghiệp số và chuyển đổi số.

Với nhận thức “làm chuyển đổi số không tốn tiền” – các giá trị lợi ích đem lại được minh chứng bằng các chi phí tiết giảm cho cả người dân và doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước; phương thức đầu tư thực hiện song hành cùng chuyển đổi xanh sẽ đem lại nhiều giá trị thặng dư bên cạnh như: môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu rác thải, giảm hiệu ứng nhà kính – tăng chất lượng đầu tư, tăng môi trường chuyên nghiệp... mở rộng cơ hội đầu tư của Thành phố khi có hình thành môi trường đầu tư hiện đại – minh bạch.

Với kết quả đạt được từ các hiệu quả quản lý thuế - quản lý giao thông đô thị - y tế - dịch vụ công... hiệu quả công khai, minh bạch từ đó việc phòng chống tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trong các lĩnh vực như: trốn thuế; lợi dụng chính sách trục lợi, bảo kê..... cơ bản được đẩy lùi; công cụ cho việc thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự địa bàn được thực hiện hiệu quả.

Thấy rõ vai trò, lợi ích của Sổ sức khoẻ điện tử đối với chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cảm ơn TP Hà Nội đã chọn lĩnh vực y tế là một trong những lĩnh vực tập trung triển khai ngay từ đầu cho Đề án 06

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu cho biết, thấy rõ vai trò, lợi ích của Sổ sức khoẻ điện tử đối với công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Bộ Y tế đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại thành phố Hà Nội. Trong đó, Bộ Y tế đã hỗ trợ việc thiết lập hồ sơ sức khỏe thông qua ban hành văn bản, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh chuyển dữ liệu về Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chia sẻ dữ liệu cho Thành phố Hà Nội.

Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tháng 10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4026/QĐ-BYT quy định các trường thông tin sức khỏe cá nhân hiển thị ứng dụng VNeID thí điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 48 trường thông tin; đồng thời tích cực phối hợp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sở đánh giá thành công của TP Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khoẻ điện tử tích hợp trên VneID, trong đó có quy định 46 trường thông tin và nội dung thông tin hiển thị trên Sổ.

Đến nay, Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an và các địa phương, đơn vị liên quan đang mở rộng hỗ trợ các địa phương khác triển khai thiết lập và quản lý HSSK, bao gồm Thành phố HCM, Bình Dương, Quảng ngãi,..; tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng Sổ SKĐT trên VNeID trong chuyển tuyến KCB, dự kiến liên thông dữ liệu chẩn đoán hình ảnh trong chuyển tuyến KCB BHYT.

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Công an, Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, tháo gỡ các khó khăn, ban hành các hướng dẫn cụ thể về tạo lập, liên thông, khai thác dữ liệu, triển khai rộng rãi Hồ sơ sức khoẻ điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID trên phạm vi toàn quốc.

Tác động tích cực trên mọi mặt đời sống xã hội của TP Hà Nội

Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, việc tổ chức hội nghị ngày hôm nay có ý nghĩa rất lớn góp phần khẳng định những kết quả đạt được của TP Hà Nội - một trong những địa phương được Chính phủ lựa chon tổ chức triển khai thí điểm Đề án 06 ngay từ những ngày đầu năm 2022.

Thượng tướng Lương Tam Quang đánh giá cao về phương pháp triển khai Đề án 06 của TP Hà Nội, kết quả nổi bật trên mấy điểm sau:

Thứ nhất, TP Hà Nội thể hiện quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND TP Hà Nội đến tất cả các lãnh đạo đơn vị, địa phương ở cả 4 cấp.

Thứ hai, đã chủ động nhận diện các điểm nghẽn trong triển khai những vướng mắc, quy định trong vấn đề đầu tư công nghệ để phục vụ chuyển đổi số; đã chủ động thực hiện các phương án phê duyệt, bổ sung công nghệ thông tin. Đây cũng là một điểm đột phá của Thành phố và được Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành sửa đổi các quy định còn chồng lấn.

Thứ ba, triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo: HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết với 82 thủ tục hành chính có mức thu bằng 0; 19 mô hình điểm đã đạt được những kết quả tích cực như Sổ sức khỏe điện tử; phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế; triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố.

Các kết quả trên của Thành phố Hà Nội đã tác động tích cực trên mọi mặt đời sống xã hội của Thành phố và các giá trị hiệu quả của Đề án đã mang lại hiệu quả từng bước, thay đổi tư duy trong công tác quản lý; thay đổi thói quen, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức; cắt giảm các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ cùng TP Hà Nội và các địa phương trên cả nước thực hiện kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Trình diễn công nghệ 3D tại hội nghị.

Thuyết minh đặc biệt mô phỏng Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI do người máy "Happy Hà Nội" thực hiện

Tại Hội nghị, các đại biểu theo dõi thuyết minh về tiện ích của các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội được ra mắt tại Hội nghị. Phần thuyết minh đặc biệt mô phỏng Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI do người máy "Happy Hà Nội" thực hiện, kết hợp tương tác với người dẫn chương trình tại sự kiện.

Tiếp đó là trình diễn công nghệ laser khắc chữ công bố cácQuyết định số 3288/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ngày 26/6/2024 về việc vận hành chính thức ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) và Quyết định số 3289/QĐ-UBND về việc vận hành chính thức ứng dụng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (iCabinet).

Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Trực tiếp: Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 tại Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan, cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nền tảng công dân số (iHanoi): iHanoi ra đời với sứ mệnh là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ứng dụng cũng mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống, gồm: Giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, tuy nhiên ứng dụng không chỉ hướng tới những người dân Thủ đô, những doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, mà còn hướng tới những người dân ở tỉnh/thành khác, những du khách trong nước và nước ngoài quan tâm, muốn tìm hiểu về Hà Nội.

Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử: Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố Hà Nội (Tên: EHR - Electric Health Record) là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử. Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố Hà Nội ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người dân sinh sống trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Mỗi người dân Hà Nội có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời, quản lý toàn bộ xuyên suốt các hoạt động liên quan đến sức khỏe người dân; hồ sơ sức khỏe điện tử được bảo mật, chỉ có những người có liên quan được tiếp cận thông tin; người dân có quyền quyết định chia sẻ hay không chia sẻ các thông tin cá nhân trong hồ sơ sức khỏe

Từ Hồ sơ sức khỏe điện tử Thành phố Hà Nội, người dân sinh sống trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể quản lý sức khỏe cá nhân của bản thân và gia đình trên Sổ sức khỏe điện tử (Tên: PHR- Personal Health Record) được chia sẻ trên ứng dụng iHanoi hướng tới phục vụ hỗ trợ người dân trong quá trình thăm khám, điều trị và dự phòng bệnh.

Nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh: Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (I-Cabinet) là hệ thống được xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu phòng họp không giấy tờ, cho phép lấy ý kiến, tổ chức và chuẩn bị cho các cuộc họp, điều hành diễn biến cuộc họp một cách tường minh, khoa học. Hệ thống tích hợp với mô hình phòng họp thông minh giúp mang lại nhiều tiện ích thông qua việc điều khiển, vận hành và quản lý phòng họp trở nên dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh được thiết kế xây dựng nhằm giảm thiểu tối đa khối lượng giấy tờ cồng kềnh hiện đang phải sử dụng trong các cuộc họp, tiết kiệm thời gian họp và chi phí chuẩn bị cho mỗi cuộc họp, đồng thời giúp thông tin và nội dung họp được tất cả các Thành viên tham gia cuộc họp tiếp cận một cách tường minh, trực diện.

Thủ tướng biểu dương những kết quả đạt được của Hà Nội

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô Hà Nội khi trong sáng cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi); ghi nhận và đánh giá cao UBND thành phố Hà Nội, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo Hội nghị; hoan nghênh thành phố Hà Nội đã công bố vận hành một số nền tảng ứng dụng Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng trân trọng cảm ơn, những tâm huyết, đóng góp, cống hiến của Đại tướng Tô Lâm, Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và đồng chí Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án số 06 trong việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia nói chung và triển khai Đề án 06 nói riêng.

Thủ tướng mong muốn Bộ Công an và thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò tiên phong chuyển đổi số quốc gia, thực hiện Đề án 06; yêu cầu các bộ ngành, địa phương xây dựng và triển khai hiệu quả một đề án tương tự Đề án 06 và kết nối với Đề án 06.

Thủ tướng chỉ rõ những kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua, thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tạo ra sự chuyển biến tích cực.

Cụ thể, đã ban hành 02 Nghị quyết của HĐND Thành phố, 01 Công điện, 04 Quyết định của UBND Thành phố, 06 Kế hoạch và hơn 120 văn bản với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả". Đã kiện toàn và hợp nhất 03 Ban chỉ đạo về Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành 01 Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban. Hình thành 5.024 Tổ chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cơ sở để triển khai hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn Thành phố.

Thứ hai, công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực, với quan điểm cơ chế, chính sách chính là nguồn lực quan trọng cho phát triển.

Hà Nội đã ban hành chính sách thu phí "không đồng" để thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến (cả nước mới có 3 địa phương thực hiện là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa); hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho người dân khi có đề nghị cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên ứng dụng VNeID.

Thứ ba, công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính với hơn 600 thủ tục hành chính đến hết năm 2025. Cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VneID đạt 55,67%; giúp tiết kiệm 10,7 tỷ đồng/năm cho người dân và 6,85 tỷ đồng cho cơ quan hành chính nhà nước tại Hà Nội.

Thứ tư, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, tạo tiện ích trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới người dân, doanh nghiệp.

Hà Nội đã xây dựng, hoàn thiện và tái sử dụng dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu tập trung; khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết công việc. (Đã có hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô có CCCD; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; hình thành CSDL dùng chung toàn Thành phố về an sinh xã hội, người có công, trẻ em, BHXH, BHYT, BHTN, dữ liệu về đất đai..., kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư)

Thứ năm, Thành phố đã triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin; đây là một giải pháp khả thi để tháo gỡ các điểm nghẽn, góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn.

Thứ sáu, tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số là kết quả, là thành công quan trọng nhất.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua.

Hà Nội sẽ cam kết hành động một cách quyết liệt, đặt mục tiêu lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân

Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu ý kiến đáp từ và bế mạc Hội nghị bày tỏ, Hà Nội rất vinh dự được chào đón Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương; Đặc biệt Hội nghị đã được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo rất sâu sắc của đồng chí Thủ tướng Chính phủ.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh xin được lĩnh hội, tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ và xin trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Thủ tướng Chính phủ dành cho Thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Hà Nội sẽ cam kết hành động một cách quyết liệt, đặt mục tiêu lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, theo đúng chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ.

Riêng về mô hình hành chính công, báo cáo Thủ tướng, Hà Nội đã quyết định thành lập Tổ nghiên cứu cùng Văn phòng Chính phủ nghiên cứu được mô hình. Tháng 10/2024, Hà Nội sẽ xin Quyết định thành lập mô hình cấp Sở ngang với các Sở vừa là cung cấp dịch vụ công, đồng thời giám sát không làm thay chính quyền, không làm thay các bộ phận quận, huyện, thị xã được phân cấp ủy quyền cũng như là giám sát đảm bảo sự công khai minh bạch và làm đầu mối để tiếp xúc với dân.

"Chúng tôi đã nghiên cứu mô hình Quảng Ninh cũ và các mô hình khác và đã áp dụng mô hình đó.Hôm nay, Hà Nội rất vinh dự được chào đón đồng chí Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương; Đặc biệt Hội nghị đã được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo rất sâu sắc của đồng chí Thủ tướng Chính phủ.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ xin được lĩnh hội, tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Thủ tướng Chính phủ và xin trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Thủ tướng Chính phủ dành cho Thủ đô Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân
Hà Nội chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ ở TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả khả quan
Hà Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” vì phạm vi còn nhỏ hẹp, chưa đầy đủ.
Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Đại biểu đề nghị nghiên cứu phương án lược bỏ các quy định giới hạn tỷ lệ diện tích quảng cáo trên báo, tạp chí truyền thống, để cơ quan báo chí tự quyết định.
Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo T.Ư có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động