Chủ nhật 30/06/2024 19:03

Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ ở TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả khả quan

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhận thức được tầm quan trọng bao trùm của Đề án 06 vừa là nền tảng cốt lõi vừa là động lực tạo đột phá trong công tác chuyển đổi số toàn diện, hiệu lực hiệu quả, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố.
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ ở TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả khả quan

Hà Nội là địa phương đi đầu trên cả nước thực hiện triển khai Đề án 06 của Chính phủ. (Ảnh: Thịnh An)

Với tinh thần quyết tâm chính trị HĐND thành phố đã ban hành 02 Nghị quyết, UBND thành phố đã ban hành 01 Công điện, 04 Quyết định, 06 kế hoạch, 120 văn bản chỉ đạo triển khai Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn Thành phố. Để việc chỉ đạo triển khai đồng bộ thống nhất thành phố Hà Nội đã tích hợp 3 ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số, Đề án 06 thành một ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban.

Với tinh thần quyết liệt trong triển khai thực hiện, tranh thủ sự hỗ trợ, chỉ đạo của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ và sự hỗ trợ của Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, thành phố Hà Nội thống nhất quan điểm chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phải bảo đảm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.

Để công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ đạt hiệu quả thành phố Thành phố đã chỉ đạo thành lập 5.024 tổ chuyển đổi số cộng tham gia triển khai.

Hàng loạt các tiện ích số được triển khai

Đầu tiên, hệ thống định danh điện tử được Hà Nội triển khai rộng khắp trên địa bàn thành phố giúp mang đến nhiều sự thuận lợi cho người dân.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô đã có CCCD, được cập nhật trong cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về dân cư; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; 19/30 quận, huyện, thị xã thực hiện cập nhật số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch điện tử; các nhóm dữ liệu: Hội, đoàn thể; an sinh xã hội (Bảo trợ xã hội, Người có công, Trẻ em), người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, CSDL đất đai..... đang được thành phố triển khai và tiếp tục mở rộng để thực hiện xây dựng một hệ thống CSDL chung toàn Thành phố; cập nhật với CSDLQG về dân cư để từ đó khai thác, sử dụng hiệu quả.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương trực tiếp kiểm tra công tác hướng dẫn người dân đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương trực tiếp kiểm tra công tác hướng dẫn người dân đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID. (Ảnh: Khánh Huy)

Thứ hai, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư đã giảm đáng kể thành phần hồ sơ do hệ thống kế thừa được dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư, khi giải quyết TTHC cho người dân trên địa bàn; thực hiện bỏ thành phần hồ sơ là CCCD trong thủ tục về Cấp phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) khi đã có thông tin trong CSDL Quốc gia về dân cư.

Trước năm 2021, Hà Nội chưa có hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống giải quyết thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận giải các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Đến thời điểm tháng 4/2023 thành phố Hà Nội đã hoàn thành việc thuê hệ thống thông tin giải quyết TTHC bảo đảm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, thành phố chủ động trong việc thực hiện rà soát, tái cấu trúc và đặc biệt xác định danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa tại Bộ phận Một cửa các cấp – một trong các chỉ tiêu của nhiệm vụ “tái sử dụng thành phần hồ sơ đã có và không yêu cầu công dân cung cấp lại thành phần hồ sơ đã số hóa” trong giải quyết TTHC.

Thứ ba, triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán. Nội dung Đề án 06 và Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 4 yêu cầu tổng thể là hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu về TMĐT; kết nối, chia sẻ dữ liệu về TMĐT, áp dụng định danh và xác thực điện tử.

Một số giải pháp trọng tâm của thành phố Hà Nội có thể kể đến như: đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thiện chính sách, triển khai các giải pháp đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử, giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tập trung kết nối liên thông, chia sẻ thông tin với các ngành…

Thứ tư, thực hiện cấp Lý lịch tư pháp trên VneID. Thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng với tình hình thực tiễn của thành phố trong công tác cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp, tháng 3/2024 thành phố chủ động báo cáo, đề xuất Tổ công tác cho phép Hà Nội cùng tham gia với tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện thí điểm nội dung cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên ứng dụng VNeiD và chỉ sau 01 tháng đã triển khai chính thức việc cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID.

Từ ngày 22/4/2024 đến ngày 20/6/2024, thành phố đã thực hiện tiếp nhận trên 86% hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VNeiD. Thành phố tiếp tục là địa phương đầu tiên trên toàn quốc tham mưu, báo cáo trình HĐND Thành phố xem xét việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin LLTP cho người dân khi thực hiện qua VneID.

Thứ năm, triển khai thí điểm xây dựng Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 185/NQ-CP trong đó giao UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế, Tổ công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ thực hiện thí điểm xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố đồng thời thực hiện việc hiển thị thông tin sức khỏe người dân trên ứng dụng VneiD từ 01/7/2024. Đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu đề ra, đảm bảo đúng thời hạn theo kế hoạch đề ra.

Thứ sáu, chi trả an sinh xã hội, chỉ trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt. Với nhiệm vụ cấp bách thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024 cùng chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và các tiện ích đã có của CSDL Quốc gia về dân cư, sự đồng thuận của các doanh nghiệp, ngân hàng trên địa bàn, thành phố đã có những chỉ đạo kịp thời như ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND phát động 01 chiến dịch thực hiện hỗ trợ, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và nhận qua tài khoản.

Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ ở TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả khả quan
Hà Nội thực hiện thanh toán phí trông giữ xe không dùng tiền mặt. (Ảnh: Khánh Huy)

Thứ bảy, thanh toán phí trông giữ xe không dùng tiền mặt. UBND thành phố đã triển khai thí điểm tại quận Tây Hồ với 02 bãi trông giữ xe trong dịp Tết Nguyên đán 2024, thành phố được Tổ công tác hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện và đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 17/4/2024 về việc triển khai ứng dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không sử dụng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội; theo đó thời gian thí điểm từ ngày 15/4/2024 đến hết ngày 30/7/2024.

Với mục tiêu “02 không – 01 có : Thanh toán không dừng - Thanh toán không tiền mặt và Có hóa đơn điện tử kiết nối với cơ quan thuế”

Sau thời gian ngắn triển khai, hiệu quả đạt được 3 tăng: Tăng chất lượng dịch vụ, tăng tính minh bạch, công khai hoạt động thu phí, tăng niềm tin của người dân; 3 giảm là: giảm thời gian, thủ tục hành chính, nhân lực.

Thứ tám, đề xuất mức phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính theo hướng ưu đãi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến đồng thời hỗ trợ người dân tích cực tham gia, sử dụng các tiện ích từ CSDL Quốc gia dân cư, chuyển biến các ứng dụng vào đời sống và gắn kết với nhu cầu người dân từ đó thay đổi thói quen của người dân với cơ quan hành chính và tiện ích công nghệ thông tin mang lại.

Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ ở TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 đạt nhiều kết quả khả quan

Người dân đăng ký khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. (Ảnh: Hà Linh)

Nỗ lực đem đến những kết quả khả quan

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đã chủ động báo cáo, tham mưu trình HĐND Thành phố ban hành 02 Nghị quyết gồm:

Một là quy định “mức thu bằng không” khi công dân thực hiện 82 TTHC qua dịch vụ công trực tuyến, thời hạn thực hiện đến hết ngày 31/12/2025 với mức thu ngân sách dự kiến khoảng 37 tỷ đồng/năm. Đây được đánh giá là sự quyết tâm của Thành phố khi có bước chuẩn bị bước đầu cho việc khuyến khích của người dân trực tiếp tham gia vào Đề án 06.

Hai là, quy định hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho người dân khi có đề nghị cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID kể từ ngày 01/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Bên cạnh đó, thành phố cùng các Tập đoàn công nghệ đã thống nhất chủ trương, thực hiện miễn phí “chữ ký số điện tử cá nhân” cho công dân trên địa bàn Thành phố. Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 50.000 công dân đã có chữ ký số công cộng miễn phí cùng với hơn 5,2 triệu tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được kích hoạt.

Trên cơ sở tổng thể hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu của thành phố đã cơ bản đạt được các tiêu chí đặt ra 3 Giảm: - Giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

- Giảm nhân lực thực hiện – đây được đánh giá là điểm nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu “chuyển đổi số là động lực để phát triển và đột phá”.

- Giảm thủ tục hành chính.

3 Tăng: Tăng chất lượng phục vụ - Tăng công khai-minh bạch - Tăng hài lòng

Ngoài ra, thay đổi thói quen trong việc thực hiện giao tiếp giữa người dân – doanh nghiệp với cơ quan hành chính. Xây dựng một văn minh xã hội mới các tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại hơn; gắn với văn hóa trong thời kỳ công nghiệp số và chuyển đổi số.

Với nhận thức “làm chuyển đổi số không tốn tiền” – các giá trị lợi ích đem lại được minh chứng bằng các chi phí tiết giảm cho cả người dân và doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước; phương thức đầu tư thực hiện song hành cùng chuyển đổi xanh sẽ đem lại nhiều giá trị thặng dư bên cạnh như: môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu rác thải, giảm hiệu ứng nhà kính – tăng chất lượng đầu tư, tăng môi trường chuyên nghiệp... mở rộng cơ hội đầu tư của Thành phố khi có hình thành môi trường đầu tư hiện đại – minh bạch.

Với kết quả đạt được từ các hiệu quả quản lý thuế - quản lý giao thông đô thị - y tế - dịch vụ công... hiệu quả công khai, minh bạch từ đó việc phòng chống tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trong các lĩnh vực như: trốn thuế; lợi dụng chính sách trục lợi, bảo kê..... cơ bản được đẩy lùi; công cụ cho việc thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự địa bàn được thực hiện hiệu quả.

Ra mắt “Ứng dụng Công dân Thủ đô số” - iHanoi từ ngày 28/6 Ra mắt “Ứng dụng Công dân Thủ đô số” - iHanoi từ ngày 28/6
Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân
Hà Nội chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 Hà Nội chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06
Cao Kỳ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động