Thứ hai 09/09/2024 16:04

Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Công cuộc chuyển đổi số, hiện đại hóa hành chính góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính địa phương; giảm thời gian và chi phí từ ngân sách; nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân

Chuyển đổi số góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy công tác CCHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính địa phương. Ảnh: Công Phương

Những mô hình xuất phát vì lợi ích của người dân

Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính phủ, Tổ công tác triển khai Quyết định 06/QĐ-CP ngày 6/1/2022 về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06/Chính phủ) giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội. Trước đó Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Thực hiện vận hành chính thức nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP (LGSP), đã kết nối với 7 hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của TP và 14 hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của quốc gia và các Bộ, ngành. Một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại như: “Ứng dụng Công dân Thủ đô số” (iHanoi); hồ sơ sức khỏe điện tử TP trên VNeID, cấp lý lịch tư pháp trên VNeID; ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) cho vận tải hành khách công cộng; thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt, nhằm tạo sự minh bạch trong công tác thu phí trông giữ phương tiện và giảm ùn tắc ở trung tâm TP;…

Một số mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình đã được các quận, huyện triển khai tích cực, trong đó một số mô hình nổi bật như: “Thanh toán không dùng tiền mặt”, “Chi trả trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt”, “Chuyển đổi số trong trường học” như: đăng ký sử dụng chữ ký số cho giáo viên; lưu trữ hồ sơ điện tử; thu học phí không dùng tiền mặt, nộp thuế điện tử qua app eTax Mobile (theo hướng dẫn của ngành thuế), “Bộ phận Một cửa Hiện đại - Chia sẻ - Hỗ trợ”, triển khai hạ tầng mạng không dây, Internet miễn phí phục vụ người dân…

Người dân được hưởng lợi, tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước

Với tinh thần tiên phong, Hà Nội là một trong hai địa phương đầu tiên tổ chức cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID kể từ ngày 22/4/2024.

Công dân Thủ đô có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet, thanh toán trực tuyến không cần đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền, thời gian thao tác chỉ mất 2 đến 3 phút.

Đồng thời theo dõi được trạng thái xử lý hồ sơ; tải kết quả phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử (được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của Sở Tư pháp TP Hà Nội), có giá trị pháp lý như bản gốc phiếu lý lịch tư pháp bản giấy và sử dụng cho nhiều lần trong các thủ tục hành chính khác hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp theo yêu cầu mà vẫn đúng quy định.

Tính đến nay, hơn 4.800 hồ sơ yêu cầu cấp lý lịch tư pháp được khai thác qua ứng dụng VNeID và nhận được đánh giá vô cùng tiện lợi, thuận tiện, tiết kiệm kinh phí và thời gian cho người dân Thủ đô. Việc triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID sẽ đem lại rất nhiều lợi ích phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, mô hình “thu giá dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt” cũng nhanh chóng đạt được hiệu quả sau thời gian ngắn triển khai. Cụ thể, 3 tăng - 3 giảm đã thể hiện rõ nét: tăng chất lượng dịch vụ, tăng tính minh bạch, công khai hoạt động thu phí, tránh hiện tượng chặt chém”, tăng niềm tin của người dân; 3 giảm là: giảm thời gian, giảm thủ tục hành chính và giảm nhân lực.

Đây là một trong những công nghệ góp phần xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hướng tới Thủ đô thông minh trong tương lai. Ước tính việc tiết kiệm (do thất thu) cho người dân khoảng 10,2 tỷ đồng/năm và giảm chi ngân sách cho các doanh nghiệp trông giữ phương tiện khoảng hơn 4,2 tỷ/năm/64 điểm trông giữ được cấp phép.

Đóng góp ý kiến dưới góc độ là một công dân của Thủ đô, PGS.TS Bùi Thị An cho biết, mọi nỗ lực của TP Hà Nội trong công cuộc CCHC thời gian qua đều xuất phát từ lợi ích của người dân. Theo bà An, CCHC là chống lãng phí, chống tiêu cực, minh bạch cho người dân. Đây cũng là mục tiêu Hà Nội cần hướng đến. Muốn CCHC được tốt thì những người thực thi, phụ trách cần phải nắm rất vững chuyên môn, để khi người dân cần, người dân hỏi thì cán bộ đều có thể giải thích và cung cấp được những thông tin cần thiết, kịp thời cho người dân.
Ứng dụng iHanoi: các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được xử lý chỉ trong “một nút chạm” Ứng dụng iHanoi: các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được xử lý chỉ trong “một nút chạm”
Ra mắt “Ứng dụng Công dân Thủ đô số” - iHanoi từ ngày 28/6 Ra mắt “Ứng dụng Công dân Thủ đô số” - iHanoi từ ngày 28/6
Hà Nội ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID Hà Nội ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID
Mộc Miên - Hải Yến
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động