Thứ ba 15/10/2024 09:42

Thò tay vào nồi xông, bé gái 3 tuổi bị bỏng lột da

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bé 3 tuổi ở Nam Từ Liêm, Hà Nội thò tay vào nồi nước xả, gừng đang sôi để nghịch ngợm rồi khóc thét vì bỏng và đau đớn...
Thò vào nồi xông, F0 3 tuổi bỏng lột da vùng cánh tay
Bàn tay, cánh tay cháu bé bị bỏng rộp và trợt da do nhúng vào nồi nước xông (ảnh BSCC)

Theo chia sẻ của ThS-BS Nội trú Trần Bảo Khánh-một thành viên của Tổ cấp cứu bệnh nhân F0 chuyển nặng tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Tối 20-2, anh cùng nhóm đã sơ cứu thành công cho một bé gái 3 tuổi là F0 bị bỏng nước xông mũi họng.

Cháu bé bị nhiễm Covid-19, gia đình đã đun một nồi nước xông rồi đặt trên bếp từ để con ngồi cạnh xông. Trong lúc bố mẹ sơ ý, bé đã thò tay vào nồi nước xông để nghịch. Hậu quả là toàn bộ cánh tay trẻ bị bỏng trợt hết da. Trẻ đau đớn, hoảng sợ, khóc to...

Sau khi nhận thông tin, tổ hỗ trợ đã gọi điện hướng dẫn gia đình sơ cứu qua Zalo thành công cho trẻ. 5 phút sau xe cứu thương của tổ hỗ trợ đã đến nhà đưa trẻ tới Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn (Hà Nội) tiếp tục điều trị.

Tình trạng trẻ bị bỏng nồi xông cũng từng xảy ra với một bé gái 14 tuổi ở Đồng Nai trước đó. Bé gái này được gia đình xông lá thuốc để phòng ngừa Covid-19. Trong lúc xông, cô bé đột ngột lên cơn co giật và ngã úp mặt vào nồi nước xông đang sôi, bất tỉnh.

Cháu bé được chuyến đển Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng vùng đầu, mặt, cổ. Ngay sau khi nhập viện, bé được bác sĩ trợ thở bằng máy, truyền dịch nuôi ăn, khống chế nhiễm trùng từ các vết bỏng bằng kháng sinh mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết dự hậu có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt từ các sẹo dính về sau.

Từ những trường hợp gặp tai nạn khi xông, các bác sỹ khuyến cáo, cha mẹ cần xông cho trẻ đúng cách để đảm bảo an toàn trước tiên, tránh cho trẻ khỏi bị bỏng đáng tiếc. Việc xông lá thuốc, tinh dầu chỉ giúp làm dịu triệu chứng hô hấp, thần kinh, giảm đau nhức nhưng không thể giúp ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh Covid-19.

Còn theo BS. chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt-Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng người nhiễm Covid-19 khi sốt nếu được xông hơi hoặc đánh gió chỉ có tác dụng làm cho đỡ khó chịu chứ không diệt được virus, không thể làm cho virus hết hoặc suy yếu để nhanh âm tính.

"Rất nhiều người thích xông hơi. Nếu sốt thì xông một chút có thể giúp đỡ mệt, chứ xông nhiều càng mệt. Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy xông hơi diệt được virus", BS. Hoàng nhấn mạnh.

Phong Châu
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động