Thí điểm triển khai dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Tại văn bản này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc việc UBND thành phố Hà Nội tạm thời sử dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của loại hình xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén tự nhiên (CNG) trên địa bàn để áp dụng trong thời gian thí điểm (không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu thí điểm) triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt điện.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội phải nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ ý kiến của các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trước khi triển khai thí điểm (đặc biệt lưu ý làm rõ đặc tính kỹ thuật giữa xe CNG và xe buýt điện về tiêu hao nhiên liệu, sản lượng dự kiến trong thời gian thí điểm, tuyến đường hoạt động…).
Trên cơ sở kết quả thí điểm, UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan xây dựng, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đối với loại hình xe buýt điện để triển khai chính thức theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật; bảo đảm chặt chẽ, khả thi, tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Dự kiến, từ quý II-2021, Hà Nội sẽ đưa vào vận hành 10 tuyến buýt mở mới sử dụng xe buýt điện. Các tuyến buýt mới này có điểm đầu, điểm cuối tại các khu đô thị mới đông dân cư, nhu cầu sử dụng cao và sẽ thực hiện theo phương thức đặt hàng.
Cụ thể, 10 tuyến buýt mở mới sử dụng xe buýt điện là: Long Biên - Trần Phú - Khu đô thị Smart City; Khu đô thị Smart City - Công viên nước Hồ Tây; Bến xe Giáp Bát - Khu đô thị Smart City; Long Biên - Cầu Giấy - Khu đô thị Smart City; Hào Nam - Khu đô thị Ocean Park; Bến xe Mỹ Đình - Khu đô thị Ocean Park; Mỹ Đình (Hàm Nghi) - Khu đô thị Ocean Park; Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội - Khu đô thị Times City; Khu đô thị Smart City - Vincom Long Biên; Khu đô thị Ocean Park - Sân bay Nội Bài.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại