Thứ sáu 22/11/2024 08:11

Thanh thiếu niên khi bị xâm hại trên mạng thường lựa chọn việc im lặng thay vì lên tiếng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo báo cáo Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam – Bằng chứng về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng của ECPAT, INTERPOL và UNICEF năm 2022, 23% trẻ độ tuổi 12-17 sử dụng Internet tham gia khảo sát cho biết các em đã vô tình nhìn thấy hình ảnh hoặc video nhạy cảm trên mạng trong năm qua (12 tháng trước cuộc khảo sát), 5% từng nhận được hình ảnh nhạy cảm không mong muốn, 1% trẻ em bị chia sẻ hình ảnh nhạy cảm khi chưa có sự đồng ý, 2% bị yêu cầu trò chuyện về tình dục. Phần lớn những trẻ nói các em từng bị xâm hại tình dục trên mạng đã không tiết lộ việc bị bóc lột và xâm hại với ai hoặc chỉ kể với một người bạn.
Thanh thiếu niên khi bị xâm hại trên mạng thường lựa chọn việc im lặng thay vì lên tiếng
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ về những nỗ lực trong việc hỗ trợ và xử lý các rủi ro trên môi trường mạng đối với trẻ em: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động nhằm tăng cường vai trò của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn...

Vừa qua, nhằm hưởng ứng ngày An toàn Internet, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) chủ trì, phối hợp với Cục Trẻ em – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nền tảng TikTok tổ chức toạ đàm bàn tròn “Ngày An toàn Internet 2023 - Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi các nội dung tình dục độc hại trên môi trường mạng”. Toạ đàm chuyên môn có sự tham dự của hơn 50 đại biểu đến từ các các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Vụ Văn hóa Giáo dục (Văn phòng Quốc hội), các chuyên gia - tổ chức xã hội làm về trẻ em, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và đại diện các bạn thanh niên.

Báo cáo Tiếng nói Trẻ em Việt Nam năm 2020 của MSD cho thấy: Cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ gặp các vấn đề rủi ro trên môi trường mạng. Theo báo cáo từ Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em (số 111), trong năm 2022, Tổng đài đã tiếp nhận 419 ca báo cáo liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (398 ca tư vấn và 21 ca can thiệp liên quan đến các kênh, link, clip xấu, độc hại với trẻ em). Theo báo cáo Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam – Bằng chứng về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng của ECPAT, INTERPOL và UNICEF năm 2022, 23% trẻ độ tuổi 12-17 sử dụng Internet tham gia khảo sát cho biết các em đã vô tình nhìn thấy hình ảnh hoặc video nhạy cảm trên mạng trong năm qua (12 tháng trước cuộc khảo sát), 5% từng nhận được hình ảnh nhạy cảm không mong muốn, 1% trẻ em bị chia sẻ hình ảnh nhạy cảm khi chưa có sự đồng ý, 2% bị yêu cầu trò chuyện về tình dục. Phần lớn những trẻ nói các em từng bị xâm hại tình dục trên mạng đã không tiết lộ việc bị bóc lột và xâm hại với ai hoặc chỉ kể với một người bạn. Rất ít trẻ cho biết các em đã kể với người chăm sóc và/hoặc một kênh chính thức, như công an hoặc đường dây trợ giúp. Nhiều khả năng là do trẻ có thể ngại nói cởi mở về chủ đề khá nhạy cảm này.

Nội dung độc hại tràn lan - giải pháp đã có nhưng vẫn cần nỗ lực nhiều hơn

Chia sẻ về thực trạng những nội dung tình dục độc hại tràn lan trên môi trường mạng, TS Hoàng Tú Anh - Giám đốc CCIHP cho biết: “Hầu hết các trường hợp trẻ em tiếp cận các trang web, hình ảnh, video về tình dục do lỗi đánh máy trong quá trình tìm kiếm và bị dẫn tới trang không định tìm hoặc bị dụ dỗ bấm vào các đường link không an toàn. Bên cạnh đó, những hình ảnh, ca từ gợi dục, nam tính độc hại, nữ tính độc hại ngày càng xuất hiện phổ biến trong các sản phẩm văn hóa hướng đến giới trẻ như video ca nhạc, phim,… Các thông tin truyền thông về tình dục hầu hết mang tính tiêu cực, lên án về đạo đức, trong khi các thông điệp tình dục lành mạnh lại thiếu hụt”.

Thanh thiếu niên khi bị xâm hại trên mạng thường lựa chọn việc im lặng thay vì lên tiếng
Bên cạnh những giải pháp chính sách, pháp luật, bộ quy tắc ứng xử, chặn/lọc, v.v. là các giải pháp giải quyết và ứng cứu thì giải pháp giáo dục và nỗ lực lan toả các điều tích cực được các diễn giả trong toạ đàm thống nhất là giải pháp lâu bền và hiệu quả nhất

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ về những nỗ lực trong việc hỗ trợ và xử lý các rủi ro trên môi trường mạng đối với trẻ em: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động nhằm tăng cường vai trò của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn; Tăng cường xây dựng các ứng dụng, trò chơi lành mạnh, thu hút sự tham gia của trẻ em tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng bổ ích trên môi trường mạng; Hoàn thiện, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”. Bà Nga cũng bày tỏ cam kết của Cục Trẻ em trong việc lắng nghe, cùng đưa ra giải pháp và hành động vì trẻ em và sự sẵn sàng phối hợp với các bên liên quan.

Về vấn đề thanh thiếu niên khi tiếp xúc với những nội dung tình dục độc hại thường lựa chọn việc im lặng và cho qua thay vì lên tiếng, báo cáo và tìm kiếm sự hỗ trợ, e ngại tìm đến những kênh tiếp nhận và trợ giúp, Bà Hoàng Thu Giang - đại diện Cục An toàn thông tin đưa ra giải pháp: “Hiện nay, các ứng dụng, các nền tảng, mạng xã hội đã có rất nhiều công cụ để có thể giúp người dùng kiểm soát những nội dung độc hại, mất an toàn khi sử dụng Internet. Chúng tôi cũng đã và đang nỗ lực để mở rộng các kênh để người dùng báo cáo những nội dung độc hại, hỗ trợ người dùng khi đối mặt với các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng. Người dùng có thể tìm đến các kênh như: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, cơ quan Công an các cấp hoặc gọi Hotline 113, mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng,… Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giải pháp ứng phó, việc nâng cao nhận thức, giáo dục kĩ năng về sử dụng mạng an toàn là cách bảo vệ hoàn hảo nhất”.

Các nhà sáng tạo nội dung cần lan toả những điều tích cực sẽ đẩy lùi các nội dụng độc hại

Bên cạnh những giải pháp chính sách, pháp luật, bộ quy tắc ứng xử, chặn/lọc, v.v. là các giải pháp giải quyết và ứng cứu thì giải pháp giáo dục và nỗ lực lan toả các điều tích cực được các diễn giả trong toạ đàm thống nhất là giải pháp lâu bền và hiệu quả nhất.

Nhà sáng tạo nội dung TikTok Huỳnh Quang Minh chia sẻ trong khi các nhà sáng tạo nội dung khác có thể đưa ra các nội dung để câu view (số lượt tiếp cận), câu like (thích) thì bạn tập trung vào làm giáo dục tình dục cho các bạn trẻ. Đây là một công việc thách thức, khó khăn nhưng Quang Minh hiện có tới hơn 823 nghìn người theo dõi trên TikTok và 13.8 triệu like. Sau khi bạn thành công, cũng có nhiều nhà sáng tạo nội dung khác lập kênh giáo dục tương tự bạn, và các nội dung giáo dục, sự tử tế sẽ được lan toả. Quang Minh nhấn mạnh: “Các nhà sáng tạo nội dung cần được truyền cảm hứng để chia sẻ những điều tốt đẹp, trong đó bao gồm chủ đề giáo dục giới tính và tình dục tích cực. Thay vì trở thành những KOL (Key Opinion Leader - Người dẫn dắt) hãy trở thành những Kind Opinion Leader - Người lan toả những điều tốt đẹp. Các nền tảng cũng nên có các cơ chế hỗ trợ cho những nhà sáng tạo nội dung tích cực”.

Thanh thiếu niên khi bị xâm hại trên mạng thường lựa chọn việc im lặng thay vì lên tiếng
Nhà sáng tạo nội dung TikTok Huỳnh Quang Minh chia sẻ trong khi các nhà sáng tạo nội dung khác có thể đưa ra các nội dung để câu view (số lượt tiếp cận), câu like (thích) thì bạn tập trung vào làm giáo dục tình dục cho các bạn trẻ

Vừa là một chuyên gia giáo dục, vừa là một người mẹ, diễn giả Phan Hồ Điệp chia sẻ kinh nghiệm cùng con trải nghiệm Internet an toàn và hiệu quả: “Tôi và con cùng nhau tiếp xúc với Internet khá sớm, và con tôi cũng đã từng tiếp xúc những ấn phẩm tình dục độc hại khi các bạn chia sẻ. Trong trường hợp này, bố mẹ hãy cùng con xử lý theo các nguyên tắc: (1) Không làm con cảm thấy xấu hổ, vì điều này khiến con cảm thấy tự ti, sợ bố mẹ, không tin tưởng bố mẹ nữa và bố mẹ sẽ khó để cùng con giải quyết; (2) Chỉ nói chuyện với con khi bố mẹ đã thực sự có sự hiểu biết và sẵn sàng chia sẻ với con về vấn đề này và (3) Không nói những điều vượt quá xa so với hiểu biết của con, không nghiêm trọng hoá vấn đề để tránh kích thích sự tò mò của con”. Ngoài ra, bà Điệp cũng khuyến nghị các cơ quan chức năng cần có các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cha mẹ để cha mẹ có thể đồng hành cùng con và giải quyết những vấn đề có thể gặp phải khi tham gia môi trường mạng.

Bà Nguyễn Thị Nga khẳng định thêm về vai trò của gia đình trong việc giáo dục tình dục cho trẻ em là vô cùng quan trọng. Bà chia sẻ: “Tôi rất không đồng ý với các quan điểm của các bậc phụ huynh khi đến trường là “Trăm sự nhờ thầy cô", vì cha mẹ và gia đình có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Bố mẹ chính là những người gần gũi nhất để theo dõi giáo dục trẻ, đồng hành cùng trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn còn thiếu các kiến thức, kỹ năng phù hợp, chính vì thế, chúng ta phải làm song song vừa cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục cho cả phụ huynh và trẻ em”.

Trong quá trình giáo dục, lan toả những điều tích cực trên môi trường mạng, nội dung tình dục được xếp vào nội dung nhạy cảm. Nếu nỗ lực của việc chặn lọc nội dung độc hại của các nhà cung cấp dịch vụ là nỗ lực thể hiện trách nhiệm và đáng hoan nghênh, thì cùng lúc đó, nỗ lực chặn/ lọc này có thể vô tình gây khó, và chặn lọc cả các nội dung giáo dục tình dục tích cực. Bạn Linh Hoàng - nhà sáng tạo nội dung trên TikTok cho biết: “Chủ đề giáo dục giới tính hay tình dục - dù là tích cực vẫn là một chủ đề nhạy cảm, chưa được nhiều người đón nhận và thậm chí thường xuyên bị các nền tảng nhận định là vi phạm tiêu chuẩn, điều này dẫn đến việc các nội dung khó có thể được chia sẻ rộng rãi và đến được với nhiều người. Khó khăn nữa là một bộ phận không nhỏ cha mẹ, người giám hộ tiếp cận Internet hay các nền tảng, mạng xã hội vẫn còn hạn chế và cũng né tránh việc cho con xem các nội dung này”.

Từ góc độ đơn vị truyền thông, ông Đỗ Lê Thăng - Phụ trách Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung Số, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đề xuất: “Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý - đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông cần tạo thuật toán để xây dựng whitelist cho người dùng, danh sách này có thể bao gồm những trang web, tài liệu, video được đề xuất, gợi ý từ nguồn chính thống như các cơ quan nhà nước, các báo uy tín, các tổ chức xã hội, tổ chức giáo dục,…"

Chia sẻ những nỗ lực về bảo vệ người dùng trên nền tảng, ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok Việt Nam đã có bài trình bày về tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok, các ứng dụng bảo vệ người dùng và các chương trình giáo dục, truyền thông về #Vaccineso (Vaccine Số), an toàn trên không gian mạng cho thanh thiếu niên Việt Nam. Hơn hết, ông Nguyễn Lâm Thanh khẳng định sự cầu thị và cam kết của Tikok để luôn lắng nghe, cải tiến, trở thành một nền tảng có trách nhiệm.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi khi mua bán trên mạng xã hội
Hơn 30 thanh thiếu niên vác hung khí đi “hỗn chiến” vì mâu thuẫn trên Facebook
Xử lý nghiêm người phụ nữ có những hành động dung tục, lăng mạ, xúc phạm CSGT
Liên tục dùng Paracetamol để giảm đau đầu, thiếu niên nhập viện vì ngộ độc
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động