“Tham nhũng vặt” đang diễn ra ngày càng đa dạng và tinh vi
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Báo cáo tại phiên họp |
Kiểm tra tại 14.425 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với 111 cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm
Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tiêu cực, tham nhũng và dư luận quan tâm; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã ban hành 163 Nghị định, 200 Nghị quyết. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 33 Quyết định, 27 Chỉ thị về quản lý, điều hành các lĩnh vực qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phòng chống tham nhũng.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra tại 14.425 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý đối với 111 cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm.
Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 9.955 văn bản về quy định định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Tiến hành 3.927 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đã phát hiện 283 vụ việc, đã chấn chỉnh và xử lý 386 người có vi phạm. Đã tiến hành kiểm tra tại 8.975 cơ quan, tổ chức, đơn vị; đã phát hiện, chấn chỉnh và xử lý 477 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Trong vấn đề kiểm soát tài sản, thu nhập, đã có 542.337 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; đã xác minh tài sản, thu nhập đối với 7.662 người; đã được kiểm tra việc thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập đối với 4.934 số cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương chú trọng tăng cường quản lý nhà nước về PCTN khu vực ngoài Nhà nước; đã tuyên truyền, tập huấn cho các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán…về các quy định pháp luật liên quan đến công tác PCTN, phòng,chống rửa tiềnvàtài trợ khủng bố; tăng cường quản lý trong việc cấp phép thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…
Công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.844 cuộc thanh tra hành chính và 195.326 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 24.075 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 89%.
Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng: các Cơ quan điều tra đã thụ lý 687 vụ án, 1.439 bị can; đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can. Viện KSND các cấp đã thụ lý giải quyết 506 vụ/1.332 bị can; đã giải quyết 426 vụ/1.084 bị can. TAND các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 577 vụ /1.399 bị cáo; đã giải quyết 533 vụ /1.272 bị cáo; trong đó đã xét xử 410 vụ/945 bị cáo. Công tác thi hành án đã thi hành xong 1.895 việc (tăng 290% so với năm 2021).
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 56.725,3 tỷ đồng (trong đó: các khoản tăng thu: 2.670,4 tỷ đồng; các giảm chi NSNN: 14.225,6 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác: 39.816,6 tỷ đồng; giảm lỗ từ DN: 12,7 tỷ đồng). Chuyển 09 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”…
Kết quả phòng chống tham nhũng đã được quốc tế đánh giá cao; Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021, trong đó, Việt Nam được đánh giá đạt 39/100 điểm, đứng thứ 87 trong số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ (tăng 3 điểm, 17 bậc so với năm 2020).
“Tham nhũng vặt” như “vòi bạch tuộc” đeo đẳng, bám chặt đã gây bức xúc lớn cho Nhân dân, doanh nghiệp
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội góp ý vào Báo cáo |
Hiện tại, còn có những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế như việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng hiệu quả chưa cao.
Các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực có tính chất phức tạp, nhiều vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đối tượng phạm tội tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn nên có kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ rộng; tội phạm thường xảy ra trước đó đã lâu, qua nhiều lần kiểm tra, thanh tra mới bị phát hiện nên nhiều nội dung sai phạm đã được các đối tượng hợp thức hoá, tiêu huỷ tài liệu, chứng cứ... gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong phát hiện, điều tra, xử lý.
Trong năm 2023, sẽ triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trong đó, tập trung thanh tra các lĩnh vực nguy cơ và nhiều dư luận về tham nhũng; đẩy mạnh đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; kịp thời chuyển các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đềnghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hộivà PCTN,TC,nhất làlĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý tài chính, tài sản công…
Góp ý vào Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội tập trung phân tích vấn đề “tham nhũng vặt”. Theo đại biểu, “tham nhũng vặt” diễn ra đa dạng và ngày càng tinh vi, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc hay giải quyết không đến nơi đến chốn, giải quyết không khách quan, không theo hướng tháo gỡ mà theo cách bóp chặt. Với cách làm đó, người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, đòi hỏi phải quà cáp biếu xén... thậm chí nhiều vụ việc thì còn đòi hỏi phí bôi trơn. Điều đáng lo ngại là điều này ngày càng trở nên phổ biến, đại biểu nhấn mạnh.
Tình trạng “tham nhũng vặt” như “vòi bạch tuộc” đeo đẳng, bám chặt đã gây bức xúc lớn cho Nhân dân, doanh nghiệp, làm chùn bước các nhà đầu tư, làm cho các hoạt động của xã hội bị chậm lại, làm xói mòn lòng tin của Nhân dân. Trước thực trạng trên, đại biểu chia sẻ mong muốn của cử tri, của nhân dân là Đảng, Nhà nước cần tập trung hơn nữa việc chống “tham nhũng vặt”, chống tiêu cực trong xã hội.
Bên cạnh đó, Đại biểu cũng đánh giá cao những nỗ lực chống tham nhũng, tiêu cực, chống tội phạm, góp phần ổn định xã hội của các cơ quan cho thấy sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt, nghiêm minh của các cơ quan pháp luật từ khâu điều tra, xét xử, thi hành án trong các vụ tham nhũng lớn. Tuy nhiên cũng theo đại biểu số liệu về xử lý cán bộ công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp còn khiêm tốn cho việc thực tế đang diễn ra.
Theo đó, phòng, chống tham nhũng chỉ có thể làm được tốt hơn, hiệu quả hơn khi có sự vào cuộc của cả xã hội, nhất là của Nhân dân và của quần chúng. Do đo, cần phổ biến chính sách pháp luật nhiều hơn, rộng hơn; phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, nhất là cơ quan dân cử các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại