Tham gia chơi hoặc ghi lô, đề có bị xử lý hình sự?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác đối tượng trong đường dây ghi lô, số đề mới bị bắt |
Chỉ trong khoảng 1 tháng “đánh” khoảng 12 tỷ tiền lô, đề
Ngày 13/3, Phòng Cảnh sát hình sự - CA tỉnh Hòa Bình cho biết vừa phối hợp với các đơn vị chức năng và CATP Hòa Bình triệt phá đường dây đánh bạc dưới hình thức mua bán số lô, đề. Trước đó, qua công tác trinh sát, các đơn vị chức năng CA tỉnh Hòa Bình đã xác định Đỗ Thị Mão (SN 1962, trú tại TP Hòa Bình) chuyên tổ chức đánh bạc dưới hình thức mua bán số lô, đề với nhiều đối tượng qua tin nhắn điện thoại di động và ứng dụng mạng xã hội Zalo, Telegram. Sau khi thu thập đầy đủ các bằng chứng phạm tội của các đối tượng, Phòng Cảnh sát hình sự đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng CA tỉnh và CA TP Hòa Bình bất ngờ kiểm tra hành chính đối với Nguyễn Hữu Thìn (SN 1962) và Hoàng Thị Oanh (SN 1961), Bạch Thị Dảnh (SN 1954), cùng trú tại TP Hòa Bình.
Qua điều tra, lực lượng CA tỉnh Hòa Bình xác định Đỗ Thị Mão là đối tượng cầm đầu đường dây cờ bạc. Lực lượng chức năng cũng xác định số tiền các đối tượng đánh bạc trong 1 tháng gần đây khoảng 12 tỷ đồng. Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra - CA tỉnh Hòa Bình đã thực hiện lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với Đỗ Thị Mão về hành vi tổ chức đánh bạc, tạm giữ hình sự các đối tượng Dảnh, Tú, Thìn, Oanh về hành vi đánh bạc. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - CA tỉnh Hòa Bình cũng đang triệu tập nhiều đối tượng có liên quan đến đường dây đánh bạc này để đấu tranh, làm rõ.
Tham gia chơi hoặc ghi lô, đề có bị xử lý hình sự?
Theo chuyên gia pháp lý, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về hành vi ghi lô, số đề. Hành vi ghi lô, số đề có thể hiểu là tổ chức, tạo điều kiện cho những người chơi tham gia đánh lô, số đề, có thể xem như một hành vi giúp sức của tội đánh bạc song có thêm dấu hiệu trục lợi. Dựa vào bản chất có điểm tương đồng, như vậy, ghi lô, đề cũng được xác định là một hình thức của hành vi tổ chức đánh bạc.
Tuy nhiên, trên thực tế người tổ chức đánh bạc vừa có hành vi tổ chức đánh bạc và vừa trực tiếp tham gia đánh bạc hoặc người phạm tội đánh bạc lại tham gia đánh bạc “với quy mô lớn” nên việc định tội danh trong những trường hợp cụ thể rất dễ nhầm lẫn. Cũng do vậy mà tùy vào mức độ vi phạm, người tham gia chơi lô, đề có thể bị phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đánh bạc".
Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người thực hiện một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng, bao gồm: Làm chủ lô, đề; Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề. Bên cạnh đấy, các tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị thu giữ và người thực hiện buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”, người thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt chính của quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên được chia làm 2 khung. Tại Khung 1, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm - 05 năm tuỳ thuộc vào một trong các trường hợp vi phạm được quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Tại Khung 2, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 05 - 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: Có tính chất chuyên nghiệp; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm. Với hình phạt bổ sung trong quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Những nhóm hội vỡ nợ túng quẫn muốn làm liều trên facebook: Cần xem xét xử lý hình sự | |
Xâm phạm chỗ ở người khác sẽ bị xử lý hình sự |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại