Tăng số lượng biên chế để đáp ứng yêu cầu quản lý với đô thị có dân số lớn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCán bộ Ban Tiếp công dân TP Hà Nội tiếp công dân. Ảnh: Tuấn Anh |
Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội nghị tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động Thủ đô do đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức ngày 5/10, ông Đặng Văn Hải - Phó Chủ tịch Công đoàn viên chức TP cho biết, về tổ chức chính quyền tại Thủ đô cần tiếp tục tiến hành rà soát, sắp xếp các đơn vị hành chính trong TP, thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, thực hiện chính quyền TP có HĐND và Ủy ban Nhân dân (UBND) như: Quy định Hội đồng Nhân dân (HĐNDTP) được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Sở An toàn thực phẩm, Đội quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã và một số cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã.
Ông Đặng Văn Hải đồng tình với việc tăng số lượng thành viên các ban của HĐND để thực hiện tốt việc giám sát cấp dưới. Đề xuất nghiên cứu, sắp xếp các Sở, ngành cơ quan chuyên môn của UBND TP cho phù hợp, trong đó: những Sở, ngành có những chức năng tương đồng hoặc có sự chồng chéo lẫn nhau, có sự phân công theo hướng một việc chỉ giao cho một Sở, ngành chịu trách nhiệm, hoặc có thể sáp nhập để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cần tăng số lượng biên chế về công chức cho bộ máy các cấp của TP để đáp ứng yêu cầu quản lý đối với một đô thị có dân số lớn, phức tạp, đòi hỏi yêu cầu cao, căn cứ tăng biên chế không chỉ theo số dân mà còn căn cứ số lượng giao dịch giữa công dân với cơ quan Nhà nước các cấp của TP.
Về phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thủ đô, ông Đặng Văn Hải cho rằng, Trung ương cần phân cấp mạnh mẽ hơn cho TP về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế, quyết định các dự án đầu tư… đi đôi với những điều kiện để thực hiện; TP chủ động phân cấp cho các quận, huyện, thị xã trong chức năng, quyền hạn của mình; đồng thời cần xây dựng các cơ chế giám sát thực hiện quyền lực Nhà nước của chính quyền Thủ đô.
Bổ sung quy định về sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo trong việc thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tránh việc lạm dụng chức quyền để thực hiện sai quy định và vụ lợi.
Bổ sung cơ chế riêng về bổ nhiệm, cho thôi chức đối với cán bộ chủ chốt là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc TP. Cần có cơ chế bổ nhiệm mang tính đột phá để có thể nhanh chóng bổ nhiệm được cán bộ, đồng thời chủ động xử lý đối với cán bộ né tránh, ngại làm, không muốn làm, không vì dân… mà không cần đợi quy trình xử lý như hiện hành.
Về cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô, Phó Chủ tịch Công đoàn viên chức TP cho rằng, cần có quy định về các điều kiện thể chế, cơ chế, chính sách lớn và nguồn lực cơ bản bảo đảm phát triển Thủ đô đúng tầm đã được xác định, trong đó cần xác định rõ trách nhiệm bảo đảm từ Trung ương và cả nước; trách nhiệm của Hà Nội; các thể chế, cơ chế, chính sách vượt trội, đặc thù, đặc biệt là thể chế, cơ chế vượt trước cả nước, qua đó, tạo động lực phát triển mới mạnh mẽ thực chất.
Về quản lý đất đai, ông Đặng Văn Hải cho biết, cần nêu rõ trong luật là “TP thu hồi diện tích đất cũ sau khi hoàn thành xây dựng trụ sở mới”. Diện tích đất thu hồi sau khi di dời cơ quan, đơn vị... nếu sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng thì không được điều chỉnh tăng diện tích sàn xây dựng so với quy hoạch ban đầu đã được duyệt. Thủ đô được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích cao hơn so với các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ông Đặng Văn Hải đề nghị đưa quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát thành 1 Điều trong Luật Thủ đô, theo đó: cho phép TP Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực; quy định rõ đối tượng áp dụng, điều kiện, phạm vi, thời gian thử nghiệm, cơ quan có thẩm quyền giám sát việc thực hiện cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại