Sử dụng phương tiện vi phạm được giao, giữ bảo quản trong trường hợp đặt tiền bảo lãnh sẽ bị xử phạt
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Phạm Lê Duy, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định:
“6. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông, không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định này”
Như vậy, theo quy định trên bạn sẽ không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Trường hợp bạn sử dụng xe tham gia giao thông khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định khoản 5 Điều 14 Nghị định, cụ thể như sau:
“Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ"
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại