Sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Hỏi: Tôi được biết, vừa có quy định về quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Xin quý báo cho biết về nội dung chi?
(Phạm Hải Anh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau: Ngày 9/6/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 40/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Theo đó, Điều 3 nêu về nội dung chi như sau:
1. Các nội dung chi do các bộ, cơ quan Trung ương thực hiện:
a) Chi ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chi công tác thông tin tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, đăng tải các hoạt động, nội dung liên quan đến xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các phương tiện thông tin truyền thông, cổng/trang thông tin điện tử; xây dựng tin, bài viết, phóng sự, clip, triển lãm nội dung và hình ảnh kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
b) Chi tổ chức bồi dưỡng kiến thức, tập huấn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
c) Chi công tác tổ chức hội nghị tuyên truyền, nhân rộng mô hình tiêu biểu tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
d) Chi thăm hỏi, động viên mô hình tổ chức quần chúng, cá nhân có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Các nội dung chi cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện:
a) Chi ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
b) Chi công tác thông tin tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, đăng tải các hoạt động, nội dung liên quan đến xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các phương tiện thông tin truyền thông, cổng/trang thông tin điện tử; xây dựng tin, bài viết, phóng sự, clip, triển lãm nội dung và hình ảnh kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
c) Chi công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” 19 tháng 8 hằng năm;
d) Chi phục vụ công tác khảo sát, hướng dẫn, xây dựng, tổ chức hội nghị tuyên truyền, nhân rộng mô hình tiêu biểu tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở;
đ) Chi tổ chức bồi dưỡng kiến thức (bao gồm hoạt động cấp giấy chứng chỉ, giấy chứng nhận theo quy định (nếu có), học tập, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
e) Chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
g) Chi thăm hỏi, động viên mô hình tổ chức quần chúng, cá nhân có thành tích trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
h) Chi tổ chức sơ kết, tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
i) Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và chi khác phục vụ trực tiếp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Các nội dung chi cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do các cơ quan, đơn vị ở cấp xã thực hiện:
a) Chi công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
b) Chi phục vụ công tác khảo sát, hướng dẫn, xây dựng, tổ chức hội nghị tuyên truyền, nhân rộng mô hình tiêu biểu tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở;
c) Chi công tác phí đi học tập, tham gia tập huấn, trao đổi kinh nghiệm thực tế với các địa phương khác về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
d) Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và chi khác phục vụ trực tiếp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 2 Thông tư (nguồn kinh phí đảm bảo) 1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. 2. Nguồn kinh phí lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật (nếu có). 3. Kinh phí huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân theo hình thức xã hội hóa; thực hiện theo nguyên tắc cấp nào vận động cấp đó quản lý, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định hiện hành. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại