Thứ bảy 12/10/2024 08:11
Giải đáp chính sách

Xây dựng thể chế quản lý trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 7/1/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Xây dựng thể chế quản lý trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Ảnh minh họa.

Hỏi: Tôi được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo. Xin quý báo cho biết chi tiết?

(Trần Hải Hậu, huyện Ba Vì, Hà Nội)

Trả lời:

Về câu hỏi của quý bạn đọc, xin trả lời như sau:

Ngày 7/1/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo. Theo đó, Công điện nêu:

Dự báo cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, kinh tế Việt Nam còn nhiều thách thức, nội lực của DN, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quyết liệt, kịp thời chỉ đạo, điều hành với tinh thần lấy người dân, DN làm trung tâm chủ thể, duy trì đảm bảo sự đồng bộ giữa chủ trương với thực thi chính sách, nhằm củng cố niềm tin, cải thiện đời sống cho người dân, nâng cao năng lực của DN…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cấp dưới trực thuộc tiếp tục nỗ lực, quyết liệt thực hiện theo thẩm quyền các giải pháp, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng, năm tới; trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương:

a) Trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, cần kiến tạo môi trường thuận lợi giúp DN phát triển, trong đó có DN nhỏ và vừa để loại hình DN này có khả năng vươn lên và phát triển. Khuyến khích cơ chế DN lớn hỗ trợ, thúc đẩy DN nhỏ và vừa để tạo ra chuỗi giá trị nội địa và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần thiết thực, hiệu quả để DN cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả giữa các khu vực; nghiên cứu việc hỗ trợ giảm chi phí cho DN để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm thực thi của các cơ quan, đơn vị; cắt giảm thủ tục hành chính, giấy phép không cần thiết, không phù hợp, làm tăng chi phí tuân thủ.

b) Đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư, đồng thời nghiên cứu một số sáng kiến mang tính đột phá để chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế xanh như: phát triển năng lượng tái tạo nhờ tận dụng lợi thế địa lý gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới gió mùa; phát triển các cụm, khu công nghiệp - dịch vụ xanh; phát triển và sản xuất hydro, ammonia xanh có giá trị cạnh tranh.

2. Bộ Tài chính: nghiên cứu xây dựng chính sách thuế phù hợp để hỗ trợ các DN phát triển bền vững, bao gồm DN nhỏ và vừa; tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách giảm thuế, gia hạn nộp thuế đã ban hành; đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho DN theo đúng quy định pháp luật.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển DN nhanh, toàn diện, bền vững, nhất là các cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh nội sinh của DN, đóng góp cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho nhân dân.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng thể chế quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam, trước mắt tập trung vào quy tắc đạo đức, khung quản trị, quản lý rủi ro, khung thẩm định, đánh giá sản phẩm và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về AI.

5. Bộ Công Thương: tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại để đa dạng hóa sản xuất, đa dạng hóa thị trường chuỗi cung ứng, ... thúc đẩy DN xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Nghiên cứu tổ chức các chương trình hội chợ, ngày hội tiêu dùng để kích cầu tiêu dùng và các hình thức khác để tăng sức mua của thị trường nội địa.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường: nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về tuần hoàn tài nguyên để thúc đẩy chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu carbon.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới).

- Khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản,...

Một số trường hợp bị hạn chế quyền sang tên Sổ đỏ Một số trường hợp bị hạn chế quyền sang tên Sổ đỏ
Kế hoạch triển khai xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Lưu trữ 2024 Kế hoạch triển khai xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Lưu trữ 2024
LS. Nguyễn Minh Long, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động