Sự chênh lệch không tác động đến số lượng Văn phòng TPL dự kiến thành lập
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHoạt động của các Văn phòng TPL đã có những tác động nhất định đối với các hoạt động kinh tế, tư pháp và người dân Thủ đô |
Đã xin ý kiến của Bộ Tư pháp
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 93/KH-UBND của UBND TP về việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại (TPL), Sở Tư pháp TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản trao đổi nghiệp vụ, xin ý kiến các cơ quan liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp và Cục Bổ trợ tư pháp. Ngày 11/5/2021, Sở Tư pháp Hà Nội đã có văn bản số 1185/STP-BTTP gửi Bộ Tư pháp về việc xin ý kiến đối với nội dung xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL.
Theo đó, thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 8/1/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TPL; Quyết định số 490/QĐ-BTT ngày 3/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, với trách nhiệm tham mưu, giúp UBND TP Hà Nội thực hiện quản lý Nhà nước về TPL trên địa bàn TP, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã ban hành công văn số 1151/STP-BTTP ngày 8/5/2020 gửi TAND, Cục THADS TP Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến việc thành lập Văn phòng TPL theo quy định tại khoản 1 Điều 21, Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Trên cơ sở văn bản cung cấp thông tin của các đơn vị trên, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã xây dựng dự thảo Đề án phát triển Văn phòng TPL trên địa bàn TP. Đề án Phát triển Văn phòng TPL được xây dựng trên các tiêu chí: Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện; số lượng vụ việc thụ lý của toà án, cơ quan THADS cấp huyện; mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng TPL theo quy định tại khoản 1 Điều 21, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, trên địa bàn TP Hà Nội, tại các quận nội thành và thị xã Sơn Tây được thành lập không quá 2 Văn phòng TPL, các huyện được thành lập 1 Văn phòng TPL. Tuy nhiên, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP không quy định các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL. Như vậy, trên thực tế sẽ phát sinh trường hợp trong cùng một thời điểm, Sở Tư pháp nhận được số hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL nhiều hơn số lượng Văn phòng TPL được phép thành lập trên một đơn vị hành chính cấp huyện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này quy định về thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL (được cụ thể hóa tại điểm 5 Mục B phụ lục thủ tục hành chính mới ban hành kèm theo Quyết định số 2005/QĐ-BTP ngày 28/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) cũng không quy định về nội dung, phương pháp xét chọn hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL.
Để hoàn thiện Đề án phát triển Văn phòng TPL trên địa bàn TP Hà Nội và việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL bảo đảm đúng quy định của pháp luật công khai, minh bạch, Sở Tư pháp TP Hà Nội báo cáo và đề nghị Bộ Tư pháp cho ý kiến hướng dẫn đối với việc xem xét, duyệt hồ sơ để trình UBND TP Hà Nội quyết định cho phép thành lập Văn phòng TPL trong trường hợp hồ sơ đề nghị thành lập nhiều hơn số lượng Văn phòng TPL được phép thành lập trên một địa bàn cấp huyện.
Ngày 3/6/2021, Bộ Tư pháp đã có văn bản phúc đáp gửi Sở Tư pháp TP Hà Nội. Bộ Tư pháp cho rằng, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 68 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì việc phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng TPL tại địa phương thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Như vậy, khi xây dựng, phê duyệt Đề án cho phép thành lập Văn phòng TPL tại địa phương, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định để xem xét, quyết định về nội dung, phương pháp xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL (trong trường hợp có nhiều hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng TPL trên một địa bàn cáp huyện hơn so với số Văn phòng TPL được phép thành lập) bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Đề án nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan
Trong quá trình xây dựng Đề án phát triển Văn phòng TPL, Sở Tư pháp đã có nhiều văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp. Bên cạnh sự phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn nêu trên, việc quy định số lượng thành lập Văn phòng TPL nêu trong Đề án cũng nhận được sự đồng tình, nhất trí của hầu hết các cơ quan, đơn vị thuộc TP.
Trên cơ sở đó, đề xuất quy định thành lập 2 Văn phòng TPL tại địa bàn mỗi quận, thị xã và 1 Văn phòng TPL tại địa bàn mỗi huyện là hoàn toàn phù hợp và đúng với Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính công bằng, đồng đều, không giới hạn số lượng, tạo thuận lợi để các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nguyện vọng được có cơ hội lựa chọn, đăng ký thành lập Văn phòng TPL, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ pháp lý do TPL cung cấp đối với người dân ở các địa bàn.
Tuy nhiên, Kết luận kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về TPL số 307/KLKT-BTTP ngày 8/4/2022 và Quyết định giải quyết khiếu nại của Sở Tư pháp Hà Nội số 90/QĐ-BTTP ngày 7/9/2022 của Cục Bổ trợ Tư pháp đều cho rằng, Đề án phát triển Văn phòng TPL của UBND TP Hà Nội cho phép các địa bàn quận hoặc huyện thành lập tối đa với số lượng các Văn phòng TPL (2 Văn phòng/địa bàn quận; 1 Văn phòng/địa bàn huyện) là chưa thực sự đầy đủ cơ sở.
Căn cứ Cục Bổ trợ Tư pháp đưa ra là, Đề án có nội dung tổng hợp về mật độ dân cư, số lượng vụ, việc, thụ lý của TAND cấp huyện trong 3 năm (2028, 2019 và 2020). Tuy nhiên, đối với trường hợp số liệu về mật độ dân cư, số lượng vụ, việc, thụ lý của TAND của quận/huyện có sự chênh lệch lớn nhưng số lượng Văn phòng TPL được thành lập là như nhau. Cục Bổ trợ Tư pháp cũng đưa ra ví dụ: Giữa quận Đống Đa và thị xã Sơn Tây có sự chênh lệch lớn ở tiêu chí này nhưng đều phát triển 2 Văn phòng, tương tự giữa huyện Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức có sự chênh lệch ở tiêu chí này nhưng đều phát triển 1 Văn phòng.
Song, Sở Tư pháp TP Hà Nội cho rằng, do Nghị định số 08/2020/NĐ-CP chỉ quy định không quá 2 Văn phòng TPL tại 1 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, TP trực thuộc tỉnh, thị xã; không quá 1 Văn phòng TPL tại một đơn vị hành chính huyện. Do đó, sự chênh lệch về mật độ dân cư, số lượng vụ, việc, thụ lý của TAND của địa bàn quận/huyện có sự chênh lệch lớn nhưng số lượng Văn phòng TPL lại được thành lập phải tuân thủ số lượng đã được quy định trong Nghị định, nên sự chênh lệch nêu trên không tác động đến số lượng văn phòng dự kiến thành lập.
Trong Văn bản kiến nghị xem xét lại Kết luận số 307/KLKT-BTTP của Cục Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội cho rằng, nội dung kết luận tại điểm 2.1 mục 2 phần II, Kết luận số 307/KLKT-BTTP của Cục Bổ trợ Tư pháp có nêu: “Việc tham mưu về nội dung của Đề án phát triển Văn phòng TPL chưa căn cứ đầy đủ vào các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và tình hình thực tiễn của TP; nội dung quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng trên cùng một địa bàn cấp huyện nhiều hơn số lượng Văn phòng TPL được phép thành lập chưa phù hợp; quy định điều kiện của Văn phòng TPL còn chung chung; không có nội dung quy định lộ trình, thời gian tổ chức thực hiện đề án”, là không khách quan, không chính xác, không đúng căn cứ pháp lý và mang nặng tính quy chụp, áp đặt. Chúng tôi sẽ thông tin chi tiết các căn cứ mà Sở Tư pháp Hà Nội đưa ra trong các bài báo sau. |
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại | |
Hoạt động tống đạt của văn phòng hiệu quả | |
Tiên phong trong việc tổ chức và hoạt động Văn phòng Thừa phát lại |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại