Siêu âm có phát hiện ung thư đại tràng?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUng thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là căn bệnh hình thành ở trong lòng của đại tràng. Một khi lòng đại tràng xuất hiện các khối u ác tính xâm lấn vào các lớp cơ của thành đại tràng mà không được phát hiện điều trị kịp thời thì các tế bào ung thư sẽ di căn đến các cơ quan khác, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm các triệu chứng âm thầm, kín đáo nên rất khó phát hiện. Do vậy, khi có một trong các dấu hiệu sau, chúng ta nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám:
– Sự rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc đi phân mỏng và dẹt như lá lúa.
– Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài không hết phân.
– Đại tiện ra máu lẫn với phân, đại tiện phân màu đen.
– Đau bụng thường xuyên.
– Mệt mỏi thường xuyên.
– Sút cân không rõ nguyên nhân
Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng
Các loại ung thư khác nhau sẽ có các yếu tố nguy cơ khác nhau. Có một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: hút thuốc, chế độ ăn… nhưng cũng có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: tuổi, tiền sử gia đình… Việc có một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ cũng không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị bệnh và ngược lại, một số bệnh nhân bị ung thư nhưng lại không mang yếu tố nguy cơ nào. Với ung thư đại trực tràng, các yếu tố nguy cơ bao gồm 02 nhóm:
- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:
+ Béo phì.
+ Ít vận động thể dục thể thao.
+ Chế độ ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, gan…) và thịt chế biến công nghiệp (xúc xích, thức ăn nhanh, đồ chiên xào…), thịt nấu ở nhiệt độ rất cao (thịt nướng, thịt rán…).
+ Hút thuốc lá.
+ Sử dụng nhiều đồ uống có cồn (rượu, bia…).
- Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:
+ Tuổi cao: nguy cơ bị ung thư đại trực tràng tăng cao rõ rệt sau 50 tuổi.
+ Tiền sử đã bị polyp (đặc biệt là nhiều polyp) hoặc ung thư đại trực tràng.
+ Tiền sử bị viêm đại trực tràng mạn tính bao gồm cả bệnh Crohn.
+ Tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hoặc đa polyp tuyến đại trực tràng: theo thống kê trong 5 bệnh nhân ung thư đại trực tràng thì sẽ có 1 bệnh nhân có thành viên trong gia đình cũng bị ung thư đại trực tràng, thường gặp nhất là: bố mẹ, anh chị em ruột.
+ Các hội chứng di truyền: 5 – 10% bệnh nhân ung thư đại-trực tràng có các đột biến gen di truyền, phổ biến nhất là các trường hợp bị đa polyp dạng tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP) và hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền – hereditary non-polyposis colon cancer – HNPCC). Các bệnh nhân này thường bị bệnh khi tuổi còn khá trẻ.
+ Chủng tộc và dân tộc: người Mỹ gốc Phi và người Do Thái gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cao nhất trong các nhóm chủng tộc.
+ Đái tháo đường tuýp 2: bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao và tiên lượng kém hơn khi được chẩn đoán bị ung thư đại trực tràng.
Siêu âm có phát hiện ung thư đại tràng không?
Siêu âm đại tràng là một trong những phương pháp thăm khám không xâm lấn. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm có tần số cao để thu lại hình ảnh bên trong đại tràng và các cơ quan lân cận.
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm đầu dò quanh vùng bụng thông qua một lớp gel mỏng. Đầu dò có chức năng thu lại hình ảnh hiển thị trên màn hình máy siêu âm; từ đó giúp bác sĩ tình trạng của đại tràng và đưa ra những chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp.
- Đối tượng nào nên thực hiện siêu âm đại tràng
-
Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy
-
Đi ngoài lẫn máu
-
Co thắt dạ dày
- Trước khi chuẩn bị siêu âm đại tràng cần chuẩn bị những gì?
Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết.
Ngoài ra, để quá trình chẩn đoán bệnh chính xác trước khi siêu âm 3 -4 ngày, bệnh nhân chỉ nên ăn nhẹ, dễ tiêu hoá, ít chất xơ, uống nhiều nước nhưng không được uống các loại nước có phẩm màu, nước ngọt có gas. Đặc biệt trước khi chuẩn bị siêu âm 2 tiếng, bệnh nhân nên không ăn uống bất kỳ thứ gì.
Vậy siêu âm có phát hiện ung thư đại tràng không?
Với câu hỏi “Siêu âm có phát hiện ung thư đại tràng không?” thì câu trả lời là có. Siêu âm không chỉ phát hiện ung thư đại tràng mà nó còn giúp bác sĩ phát hiện được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư gan, ung thư dạ dày...
Ưu điểm của phương pháp:
-
Tiết kiệm chi phí: Phương pháp có giá thành
-
Siêu âm là phương pháp không xâm lấn nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.
-
Hạn chế của phương pháp:
Phương pháp này không phát hiện được những tổn thương nhỏ hoặc những khối u “chớm nở” trong đại tràng. Kết quả siêu âm còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ.
Ngoài siêu âm thì hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp giúp tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả như:
-
Nội soi đại tràng
-
Xét nghiệm máu,
-
Xét nghiệm phân,
-
Chụp CT scanner,
-
Chụp MRI
-
...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại