Thứ năm 18/04/2024 18:31

Sau cuộc gọi video facebook, người đàn ông bị lừa 20 triệu đồng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khi có người quen nhắn tin qua messenger trên facebook, người đàn ông đã yêu cầu gọi video để xác định danh tính và sau đó bị lừa 20 triệu đồng.
Sau cuộc gọi video facebook, người đàn ông bị lừa 20 triệu đồng
Nội dung tin nhắn giữa anh K và nick Facebook bị hack.

Phản ánh đến Pháp luật và Xã hội, anh Đ.N.K (SN 1986, trú tại Thái Bình), hiện đang công tác tại tỉnh Bắc Giang cho biết, cách đây vài hôm, có một tài khoản facebook mang tên “Tu” đã liên lạc với anh để hỏi vay tiền.

Anh K cho biết thêm, tài khoản trên là của một người anh mà anh thường xuyên nói chuyện, cũng thân thiết. Khi tài khoản đó nhắn tin qua messenger trên facebook anh đã nghi ngờ bị hack nick bởi anh ấy là một người có vị trí, gia đình khá giả.

Do đó, anh K đã gọi video qua messenger trên facebook với người có nick name kia. Tuy nhiên, video chỉ 5 giây là tắt và thông tin phản hồi lại là mạng yếu không nói chuyện được nữa. Mặc dù vẫn đang nghi ngờ và anh K đã gọi bằng số điện thoại cho người có facebook đó nhưng lúc đó anh lại không nghe máy.

Vì bị thúc giục cho vay và tin vào video gọi kia nên anh K đã chuyển khoản 1 lần 20 triệu cho số tài khoản mà người đàn ông đó cho là “Nguyen Luong Tam, 020093544022 tại ngân hàng Sacombank”.

Sau khi anh K chuyển khoản 20 triệu đồng cho số tài khoản trên thì anh tiếp tục liên lạc bằng số điện thoại cho người có facebook đó. Lúc này, anh kia bắt máy và phản hồi là không có vay mượn gì tiền thì anh K mới ngớ người ra là mình bị lừa và thông báo với anh là nick facebook của mình đã bị hack.

Tiếp theo đó, messenger trên facebook vẫn tiếp tục nhắn tin với thông báo rằng tính toán thiếu nên còn thiếu 1 triệu nữa, nhờ anh K gửi thêm 1 triệu giúp nhưng lúc này anh K biết đã bị lừa nên không chuyển tiếp.

Thực tế, chiêu trò lừa tiền bằng cách nhờ chuyển khoản trên facebook đã xuất hiện từ lâu với mánh khóe tinh vi, khiến nhiều người dù cảnh giác vẫn bị lừa.

Kẻ xấu chuẩn bị sẵn ảnh hoặc video mà người dùng đăng tải trước đó, sau đó đưa lên trước camera để gọi video call cho nạn nhân, nếu được yêu cầu. Các cuộc gọi này thường rất ngắn, chất lượng hình ảnh ở mức thấp, nên nạn nhân có thể nhìn thấy mặt, nhưng không thể nói chuyện và xác minh chính xác.

Một chuyên gia về công nghệ cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến tài khoản bị chiếm quyền truy cập, có thể chủ tài khoản vô tình lộ địa chỉ email, mật khẩu, hoặc cấp quyền truy cập cho các ứng dụng không an toàn của bên thứ ba… Để tránh bị chiếm tài khoản, người dùng nên đặt mật khẩu 2 lớp cho các tài khoản, đồng thời không bấm vào các đường link lạ, không cài phần mềm không rõ nguồn gốc lên smartphone.

Người dùng mạng xã hội cũng cần cảnh giác với những trào lưu, như xem bói, hạn chế tham gia khi chưa biết rõ nguồn gốc của chúng. Trong trường hợp được nhắn tin hỏi vay tiền, người dùng nên gặp trực tiếp hoặc gọi qua số điện thoại để xác minh.

Liên quan đến việc nhiều nạn nhân sập bẫy tội phạm lừa đảo qua mạng Internet, Bộ Công an đã chỉ ra thủ đoạn và cảnh báo tới người dân.

Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.

Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Chế tài xử lý với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng xã hội Chế tài xử lý với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền qua mạng xã hội

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có rất nhiều cảnh báo về việc lừa đảo qua mạng xã hội nhưng vẫn có nhiều ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động