Sai lầm đáng tiếc khiến nam thanh niên 22 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Theo đó, bệnh nhân đã có triệu chứng đau tinh hoàn trong hai ngày nhưng vì bận ôn thi nên đã cố chịu đau thay vì đến bệnh viện để thăm khám.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, kết quả cho thấy bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng vì đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.
Theo BSCKII Đồng Thế Uy - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, đau tinh hoàn là triệu chứng thường gặp ở nam giới và có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù đa số các trường hợp đau tinh hoàn là do các bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi, một số trường hợp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng cần được can thiệp y tế khẩn cấp.
Các biểu hiện có thể từ đau tức, đau nhói, đau âm ỉ đến đau dữ dội. Mức độ đau thường liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đều bị đau dữ dội, có những trường hợp đau có thể nhẹ, đau tức nặng nhưng có thể là biểu hiện của viêm nhiễm tinh hoàn, có thể dẫn đến teo tinh hoàn.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn rất đa dạng, bao gồm các tình trạng lành tính như giãn tĩnh mạch tinh, chấn thương, vi chấn thương, viêm nhiễm. Tuy nhiên, đau tinh hoàn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư tinh hoàn hoặc xoắn tinh hoàn - một tình trạng cấp cứu đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức mà nếu để lâu có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh bị xoắn lại, làm gián đoạn việc cung cấp máu đến tinh hoàn. Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi. Khi xuất hiện xoắn tinh hoàn, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình như đau đột ngột và dữ dội một bên tinh hoàn, bìu sưng đỏ, một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt và đi tiểu buốt rắt.
Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn. Điển hình là dị dạng "quả lắc chuông" (bell-clapper deformity), chiếm đến 90% tổng số các trường hợp. Ngoài ra, việc một tinh hoàn có kích thước lớn hơn bình thường, sự xuất hiện của khối u trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính, cũng làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.
Chấn thương bìu hoặc tập thể dục nặng như đạp xe đạp cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, chiếm khoảng 4-8% các trường hợp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do di truyền hoặc một nguyên nhân đang trong quá trình nghiên cứu là do thời tiết lạnh.
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể phòng ngừa hoàn toàn việc xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên sử dụng quần áo bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao để bảo vệ cơ quan sinh dục khỏi chấn thương không đáng có. Mặc dù hiếm khi xoắn tinh hoàn xảy ra ở cả hai bên, những người từng bị xoắn tinh hoàn thường có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường.
Các bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, đặc biệt là đau đột ngột và dữ dội, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe về sau.
Người phụ nữ bỏ lỡ "cơ hội vàng" vì sai lầm nhiều người thường gặp khi điều trị ung thư | |
Người đàn ông bị mù đột ngột do biến chứng viêm xoang |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại