Sắc đỏ lan rộng nhóm ngành lớn, điện, bán lẻ duy trì sắc xanh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Sắc đỏ lan rộng nhóm ngành lớn, điện, bán lẻ duy trì sắc xanh |
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, ngày 13/4, VN-Index mở cửa tăng chưa đến 1 điểm do đón nhận thông tin tốt nhưng chỉ số vẫn được các nhóm ngành lớn hỗ trợ. Tin tức mới nhất từ Fed có thể coi là thông tin tích cực, nhưng chưa phản ánh rõ vào diễn biến giá cổ phiếu, bởi ngay sàn Mỹ đêm qua cũng còn phản ứng yếu ớt với tin này. Có lẽ diễn biến đi ngang trong biên độ rất hẹp của VN-Index trong gần 10 phiên vừa qua đang khiến nhiều NĐT chưa an tâm, dù thực tế rất nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh hơn hẳn chỉ số.
Trên sàn HOSE lúc mở cửa, hầu hết các nhóm ngành lớn có khởi đầu tạm coi là tích cực, tức là tăng trên diện rộng, nhưng mức tăng trung bình yếu. BĐS, ngân hàng, dầu khí, điện, bán lẻ, chứng khoán… vẫn là các nhóm có đa số cổ phiếu tăng giá và dẫn dắt chỉ số. Ở các nhóm nhỏ hơn, nổi lên có nhóm phân phối ô tô, nông thủy sản, hóa chất, nhựa, khai khoáng… Ở góc độ vốn hóa, TPB, EIB, MSN, MWG, VIB, DGC… đang là những Large Cap có khởi đầu tốt. Bên cạnh đó có khá nhiều Mid và Small Cap tăng giá ấn tượng, ví dụ như GEG, HDC, HAX, DXS..
Nhóm BĐS tiếp tục mở cửa trong sắc xanh, với nhiều mã vốn tăng ấn tượng trong ngày hôm qua như NLG, HDC, KDH… thì sáng nay tăng tiếp, dù mức tăng khá nhẹ. Tuy nhiên ở 1 số mã vốn hóa hàng đầu thì đang có dấu hiệu rơi vào sắc đỏ, như VIC, VHM, NVL, PDR…
Giá dầu thế giới dù đang giảm nhẹ lúc này, nhưng vẫn có thể coi là duy trì được mức tăng ấn tượng kể từ cuối tháng 3 đến nay. Sáng nay GAS mở cửa tăng nhẹ nhưng quay trở lại lên trên mốc 100 ngàn đồng/cp. Không ít cổ phiếu khác trong “gia đình” PVN cũng tăng giá, bao gồm BSR, PVD, PVS, OIL, POW, PVC, PVB, PVG, PVT…
2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index khởi đầu trong sắc xanh, nhưng sau khi HOSE mở cửa thì đã chuyển qua sắc đỏ, dù mức giảm điểm rất nhẹ. Đối với chỉ số chính sàn HNX, thực tế đa số Large Cap vẫn đang tăng giá, trong đó có CEO, PVI, PVS, SCG, THD, VCS… nhưng có lẽ KSF (giảm 7%) đang là tảng đá đè chỉ số. Trên sàn Upcom, diễn biến nhóm largecap có vẻ cân bằng hơn, có khá nhiều mã tăng giá như MSR, OIL, VGT…, nhưng mức tăng bình quân rất thấp, ngược lại tương tự với nhóm giảm giá, trong đó giảm khá sâu chỉ có VEF.
Đến giữa phiên, VN-Index quay đầu trở lại bên trên tham chiếu, nhưng sàn HOSE vẫn đang có diễn biến khá xấu so với hồi đầu phiên. Số lượng cổ phiếu giảm giá trên HOSE lúc này chiếm khoảng gần 50%, nhưng số tăng giá còn ít hơn. Ở các nhóm ngành lớn như ngân hàng, BĐS, chứng khoán, phân phối xăng dầu, thép… đang có nhiều cổ phiếu lùi về tham chiếu hay thậm chí giảm giá. Chỉ có điện, bán lẻ tiếp tục duy trì sắc xanh đa số.
POW, PLX, DPM, DCM hay PGV đang là những Large Cap nổi bật trên sàn HOSE trong phiên, cùng với đó là các mã đã sớm tăng trước đó như MSN, EIB, DGC, STB… Ở các nhóm vốn hóa nhỏ hơn, cũng có CII, PVD, IJC, TV2, TTF… Ngược lại, HVN tiếp tục giữ mức giảm giá hơn 2%, và NVL hay KDH thì giảm sâu hơn 1 chút.
Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN tiếp tục nổi bật so với các nhóm vốn hóa lớn khác của cả 3 sàn, với mức tăng giá rất tốt ở BSR, OIL, PVD, PVS… hay mới nổi trong phiên ở DPM và DCM. Tuy nhiên GAS lại lùi dần về gần tham chiếu, chỉ còn tăng 0.2% tại mức 100 ngàn đ/cp.
Ngân hàng và BĐS dù có khởi đầu tích cực, nhưng đến nay đang nổi lên rất nhiều sắc đỏ. Ở nhóm ngân hàng, STB vốn khá bắt mắt trong nửa đầu phiên, thì đến giờ này chỉ còn tăng rất nhẹ. Tương tự là ACB, EIB hay VCB. Một số đại gia khác đã giảm giá bao gồm VPB, CTG, MBB, chỉ có BID nổi lên trong phiên và duy trì nhịp tăng khá tốt đến nay.
Đối với nhóm BĐS, bao gồm cả nhóm phát triển nhà ở lẫn khu công nghiệp, đang nổi lên rất nhiều sắc đỏ, như VHM, VRE, PDR, NVL, BCM, SIP… Tuy vậy một số ít mã vẫn đang cố gắng giữ sắc xanh như NLG, CEO, DIG, HDC, IJC, QCG, KBC…
2 chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM cùng giảm theo nhịp với VN-Index, nhưng đến giữa phiên sáng vẫn chưa quay về tham chiếu. đặc biệt UPCoM-Index, giảm bất ngờ trước 10h và đi ngang đến lúc này, có lẽ do VNZ (giảm gần 15%), hoặc cũng có thể chịu tác động 2 mã khác giảm khá mạnh là MVN hay SIP. Mức tăng giá ở 1 số Large Cap khác như BSR, OIL hay SNZ tuy nhiên lại không kéo hồi được chỉ số. Trên sàn HNX, sắc xanh vẫn chiếm khá nhiều trên nhóm Large Cap, nhưng chỉ số chính sàn này vẫn giảm nửa điểm. KSF hiện không còn giảm sâu như ban đầu, chỉ còn gần -2%.
Kết phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm 2,52 điểm, xuống mức 1,066.93 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 300.790 triệu đơn vị, tương ứng hơn 4,930.785 tỷ đồng. Toàn sàn có 113 mã tăng giá, 65 mã đứng giá và 233 mã giảm giá.
Rổ VN30 giảm hơn 4 điểm xuống 1,076.64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 63.768 triệu đơn vị, tương ứng 1,412.260 tỷ đồng. Toàn sàn có 10 mã tăng , 4 mã tham chiếu và 16 mã giảm giá. Giảm mạnh nhất trong rổ VN30 là cổ phiếu NVL (-3%) với số lượng giao dịch hơn 10 triệu đơn vị.
HNX-Index giảm gần 1 điểm ở 210.96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 40.779 triệu đơn vị, tương đương 607.307 tỷ đồng. Toàn sàn có 40 mã tăng, 71 mã tham chiếu và 100 mã giảm giá.
UPCOM-Index giảm 0,89 điểm, ở mức 78.26 điểm. Toàn sàn có 97 mã tăng, 67 mã tham chiếu, 100 mã giảm giá. Giao dịch đạt 29.866 triệu đơn vị, tương ứng 421.978 tỷ đồng.
VN-Index tăng nhẹ | |
Thị trường chứng khoán sáng 11/4: Dao động trong biên độ hẹp | |
Mở cửa lạc quan, nhóm bán lẻ khởi sắc |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại