Quy trình “báo động đỏ” cứu sống thai phụ vỡ tử cung
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhi nhập viện tại BV Đa khoa Đông Anh (Hà Nội), bệnh nhân Trần Thị B. sinh năm 1985 ở Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, da tái nhợt, Bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị, lan xuống 2 hố chậu.
Qua thăm khám cho thấy, bệnh nhân mang thai lần 4 (thai 4,5 tháng): Da xanh, niêm mạc nhợt nặng, rất mệt, bụng chướng, nhiều dịch, mạch nhanh nhỏ khó bắt, Huyết áp 70/40 mmHG. Bệnh nhân được siêu âm tại giường ổ bụng nhiều dịch, tình trạng bệnh nhân rất nặng.
Ngay lập tức bệnh viện đã phát tín hiệu “báo động đỏ”, báo cáo Ban giám đốc tiến hội chẩn liên khoa, bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng mổ. Kíp phẫu thuật có sự tham gia của các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, khoa Sản, kíp gây mê-khoa Gây mê hồi sức, khoa Xét nghiệm phối hợp truyền máu 7 đơn vị máu 350ml và 5 đơn vị huyết tương 250ml (tổng 3.700ml) và 5.000ml dịch cho bệnh nhân.
Khi mổ cho thấy ổ bụng bệnh nhân có máu tươi lẫn máu cục bên trong (Ảnh: BVCC) |
Trong qua trình mổ cho thấy, ổ bụng bệnh nhân có khoảng có khoảng 3.000ml máu đỏ tươi lẫn máu cục, bệnh nhân đã được lấy hết máu cục, kiểm tra gan, lách, tụy và ruột mạc treo không có tổn thương. Kiểm tra tử cung: tử cung to (vết mổ cũ lấy thai), phía bên trái có đoạn vỡ tử cung, máu chảy nhiều kèm theo rau thai vỡ ra ngoài, bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu do vỡ tử cung, vỡ thai trên vết mổ tử cung.
Kíp mổ đã hổi chẩn và có chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần làm giải phẫu bệnh lý tử cung nhau thai, tử cung trên bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ. Sau mổ bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tiếp tục theo dõi điều trị hậu phẫu.
Với trường hợp bệnh nhân này, nhờ sự phối hợp tích cực, nhịp nhàng của các khoa trong toàn bệnh viện theo quy trình “báo động đỏ” cũng như sự làm chủ các kỹ thuật trong Ngoại khoa, Gây mê Hồi sức đã cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại