Thứ sáu 22/11/2024 17:33

Quy định về nồng độ cồn góp phần hình thành văn hóa "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các đại biểu quốc hội cho rằng, việc tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông sẽ góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, hạn chế rất lớn những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen “đã uống rượu, bia thì không lái xe”.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội trường, kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa XV, ngày 24/11.    Ảnh: Nguyễn Đăng
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội trường, kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa XV, ngày 24/11. Ảnh: Nguyễn Đăng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, vừa qua, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó, nội dung về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhận được nhiều ý kiến góp ý và tranh luận từ các đại biểu. Góp ý vào các hành vi bị cấm tại Điều 8, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) quan tâm đến khoản 1, Điều 8 quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Đại biểu cho rằng, thời gian qua, Bộ Công an đã rất quyết liệt trong chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông.

Điều này góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, phòng ngừa nguy cơ tai nạn, hạn chế rất lớn những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen “đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

Do đó, đại biểu Đoàn Hoà Bình bày tỏ thống nhất theo quy định của dự thảo Luật: “Điều này đã tạo niềm tin rất lớn cho cử tri, Nhân dân. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, không có ngoại lệ, dù người vi phạm là ai, kể cả những cán bộ trong ngành nếu vi phạm đều bị xử phạt theo đúng quy định để làm gương cho Nhân dân. Ngoài ra, việc xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn còn làm thu ngân sách”.

Tham gia ý kiến về quy định liên quan đến điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu có nồng độ cồn, đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) cho rằng, không nên quy định một cách tuyệt đối, cứng nhắc, mà nên quy định như trong luật cũ, nghĩa là có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu, hơi thở, khi vượt qua mốc đó thì mới phạt. Trên thực tế, việc xử lý quyết liệt vi phạm liên quan đến nồng độ cồn có tác dụng tích cực nhất định về thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, quy định này cũng có phần chưa phù hợp dưới góc độ văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, cũng như góc độ sinh học… Đại biểu Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) đề nghị cần nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng quy định này trên cơ sở đảm bảo yêu cầu thực tiễn, các căn cứ khoa học, đảm bảo tính khả thi.

Tranh luận với các ý kiến cho rằng nên quy định về ngưỡng nồng độ cồn, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) ủng hộ nên quy định cấm trong Luật. Đại biểu làm rõ tác hại của người tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn là rất lớn, 50% tai nạn nghiêm trọng có nguyên nhân là từ việc người tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn.

Đại biểu nhấn mạnh quy định của Luật cần tường minh để người dân dễ kiểm chứng, đánh giá việc mình có vi phạm hay không vi phạm thì việc lựa chọn quy định có ngưỡng hay không có ngưỡng thì phương án cấm sẽ tường minh và dễ chấp hành, người dân biết được mình vi phạm hay không vi phạm. Mặt khác, việc cho phép uống rượu ở mức nào đấy sẽ tạo ra không gian thúc đẩy hành vi vi phạm. Cùng với đó, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của nước ta chưa cao. Việc quy định cấm sẽ phù hợp hơn.

Bộ Công an thông tin về quy định tỉ lệ nồng độ cồn
Quy định nồng độ cồn bằng 0: nồng độ cồn trong máu của các bệnh nhân tai nạn giao thông
Bộ Công an đã xử lý 232 cán bộ, công chức... vi phạm nồng độ cồn
Phúc Nguyễn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Chiều 22/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn phong chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động