Quốc hội thảo luận về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Quochoi |
Việc sử dụng cơ chế đặc thù đều mang lại hiệu quả tốt
Góp ý vào dự dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”, theo đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lạng Sơn, tại điểm c, khoản 1, Điều 4 quy định về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm có nêu: "HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia”.
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho rằng, cần làm rõ, trường hợp cần thiết là trường hợp nào để HĐND tỉnh có cơ sở giao cho cấp huyện thực hiện nếu huyện đáp ứng được yêu cầu hoặc trường hợp giao cho cấp huyện phân bổ chi tiết sẽ thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện.
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Quochoi |
Còn đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, trong các phương án được đưa ra trong Nghị quyết, việc phân cấp để điều chỉnh dự toán, đưa ra mục tiêu về ngân sách, nhà ở đã được điều chuyển là rất tốt.
Về dự án đầu tư công đối với công trình nhỏ thì cần có sự lưu ý thêm. Nhiều công trình sát với đời sống dân sinh đã được phân cấp tới cấp huyện là hợp lý, đủ khả năng để thực hiện…
Nhiều công trình được triển khai rồi nhưng đến nay địa phương không còn nhu cầu nữa thì đã được giải quyết. Việc quản lý các dự án theo mục tiêu là yếu tố cần được xem xét. Ví dụ như mục tiêu về nước sạch, nhà ở, giao thông, trường học...
Vì thế, cần làm rõ những dự án có quy mô nhỏ và tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp ở cấp huyện, cấp xã... Điều này cũng nhằm góp phần đảm bảo cho các dự án lớn thực hiện được. Nếu thực hiện giao cho huyện thực hiện thí điểm thì phải mang tính bao quát để khi tổng kết chương trình thì phải có tính tổng hợp.
Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Quochoi |
Còn đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội thường xuyên thông qua các Nghị quyết về cơ chế đặc thù. Các cơ chế đặc thù này thường cho phép các đối tượng thực thi được thực hiện phương thức hành động khác với quy định của pháp luật hiện hành, để bỏ qua một số khâu không cần thiết, bỏ qua một số quy định vướng mắc chưa phù hợp để đẩy nhanh tiến độ công việc. Việc sử dụng cơ chế đặc thù đều mang lại hiệu quả tốt, chưa có cơ chế đặc thù nào mang lại tác động xấu.
Đại biểu cho rằng, việc thiết lập các cơ chế đặc thù sẽ giúp khắc phục sự khô cứng của quy định pháp luật, đưa kế hoạch triển khai phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, qua đó mang lại kết quả tốt.
Pháp luật có thể phù hợp ở lĩnh vực này, nhưng chưa thực sự phù hợp ở lĩnh vực khác, hoàn cảnh cụ thể khác. Vì vậy, khi luật pháp ban hành hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể, có thể dẫn đến việc không phù hợp khi soi chiếu sang vấn đề khác, lĩnh vực khác, hoàn cảnh khác.
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng hiện nay, sẽ nảy sinh rất nhiều mối quan hệ mới, vấn đề mới. Chính vì vậy, trong tương lai, sẽ còn nhiều điểm bất cập về pháp luật cần được khắc phục bằng các cơ chế đặc thù. Vì vậy, không nên chờ đợi các địa phương, các ngành, các lĩnh vực thấy vướng mắc rồi đề xuất cơ chế đặc thù, mà cần chủ động đưa ra cơ chế, phương thức để khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc trong pháp luật bằng các cơ chế đặc thù.
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội. Ảnh: Quochoi |
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, với 8 ý kiến thảo luận tại hội trường, các đại biểu đã phát huy dân chủ, phát biểu khách quan, thẳng thắn, có căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn.
Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết; nhất trí với bố cục và nhiều nội dung của dự thảo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Tổng thư ký Quốc hội nhanh chóng có báo cáo tổng hợp. Hội đồng dân tộc chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các Ủy ban Quốc hội hoàn thiện hồ sơ để báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết tại phiên họp sáng 17/1 để bảo đảm cho ngày 18/1 Quốc hội biểu quyết thông qua.
Cần thiết để cấp lưới điện quốc gia cho Côn Đảo
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải Quốc hội tiếp tục thảo luận về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải Quốc hội điều hành phiên thảo luận về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Quochoi |
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn ĐBQ tỉnh Sóc Trăn nhận thấy, hiện nay, trước thực trạng nguồn cấp điện cho Côn Đảo chỉ đáp ứng đủ nhu cầu điện sinh hoạt, trong khi dân số cơ học của hòn đảo này đang tăng nhanh, còn điện cho sản xuất công nghiệp, dịch du lịch gần như không đáp ứng trong khi các nhà đầu tư đang mong chờ có điện để triển khai kế hoạch đầu tư. Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và thống nhất thông qua, Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để trưng cầu ý kiến của các chuyên gia rất kỹ lưỡng, cơ bản đủ căn cứ để đầu tư điện gió, điện mặt trời.
Vì vậy, việc cấp lưới điện quốc gia cho Côn Đảo sẽ đáp ứng mục tiêu cấp điện ổn định, an toàn và lâu dài, giảm thiểu tác động môi trường sinh thái, đặc biệt là bảo tồn rừng quốc gia, các di tích lịch sử và đảm bảo quốc phòng an ninh. Đại biểu Tô Ái Vang nhấn mạnh, đây là dự án đặc thù vừa sử dụng vốn ngân sách trung ương vừa sử dụng vốn của EVN.
Đóng góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Trường Giang cho biết, đối với khoản vốn hơn 63.000 tỷ đồng tăng thu của năm 2022, Quốc hội đã quyết định đưa khoản này vào nguồn dự phòng chung trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nên việc trình Quốc hội quyết định nội dung này là đúng thẩm quyền..
Đại biểu Nguyễn Trường Giang chỉ rõ, trong 63.000 tỷ đồng đã phân bổ 33.000 tỷ đồng đối với các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, có danh mục kèm theo dự thảo Nghị quyết. Đối với số vốn còn lại, do Chính phủ chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên theo quy định của Luật Đầu tư công thì phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nhưng phải xác định được nguồn vốn.
Do đó, đại biểu cho rằng Nghị quyết nên quy định theo hướng cho phép Chính phủ sử dụng nguồn vốn hơn 30.000 tỷ đồng để chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Khi hoàn thiện thủ tục đầu tư phải báo cáo Quốc hội quyết định. Trong trường hợp cấp bách thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua”.
Cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia | |
Trình Quốc hội phân bổ hơn 2.500 tỷ đồng cho EVN để cấp điện lưới ra Côn Đảo |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại