Thứ bảy 23/11/2024 02:54
Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19-8-1945 – 19-8-2021):

Quảng trường Ba Đình - chứng tích của lịch sử

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đối với nhiều người dân Việt Nam, Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, mà Hà Nội còn lưu giữ rất nhiều địa danh và di tích lịch sử, di tích văn hóa và cách mạng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm và Tháp Rùa, Gò Đống Đa, Cột cờ Hà Nội, Nhà Hát lớn và Quảng trường Cách mạng Tháng tám... đặc biệt là Quảng trường Ba Đình, nơi mà 76 năm về trước đã chứng kiến giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc ngày Tuyên bố độc lập 2-9-1945, nơi cũng đã gắn liền với tên tuổi của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.

Từ mùa thu Cách mạng

Mùa thu Tháng Tám cách đây tròn 76 năm, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân tộc ta từ Bắc chí Nam triệu người như một đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn người dân Hà Nội sau khi tham dự mít tinh ở Quảng trường Nhà Hát lớn TP, đã rầm rập tỏa đi các ngả, chiếm các cơ quan, công sở của chính quyền bù nhìn thân Nhật, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân. Sau khi Cách mạng Tháng Tám đã thành công trong cả nước, ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, giữa rừng cờ đỏ sao vàng và giữa rừng người dân Việt Nam vừa mới thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoá - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Từ một khu đất còn trống vắng và hoang sơ của Hà Nội cũ dưới thời Pháp thuộc, sau ngày Tuyên bố độc lập, Quảng trường Ba Đình đã đi vào lịch sử của dân tộc ta và trở thành nơi khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hòa của nước Việt Nam.

Lễ chào cờ được thực hiện trang trọng vào mỗi sáng sớm trên Quảng trường Ba Đình
Lễ chào cờ được thực hiện trang trọng vào mỗi sáng sớm trên Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình trước Cách mạng Tháng tám năm 1945 còn gọi là Quảng trường Tròn (Rond Point Puginier) hay còn gọi là Quảng trường Puginier - tên một cha cố người Pháp. Đó là một khu đất gồm những bãi đất hoang và hồ ao mới lấp bằng, rộng hàng chục héc-ta cạnh Phủ Toàn quyền Pháp. Khu vực Quảng trường Tròn này trong một thời gian dài hầu như chẳng có gì thay đổi cả. Mặc dù đã hai lần có hai kiến trúc sư người Pháp là Hebrat và Cerruti đưa ra kế hoạch tổng thể để cải tạo và quy hoạch lại Quảng trường Tròn.

Và sau đó vào năm 1922 và năm 1938, Phủ Toàn quyền Pháp cũng đã có ý định quy hoạch lại Quảng trường Tròn. Song không hiểu vì lý do gì mà các dự án cải tạo Quảng trường Tròn vẫn chỉ nằm trên giấy. Tuy vậy không phải là không có gì thay đổi. Vào năm 1930, người Pháp cũng đã cho xây dựng một công trình ở mé Quảng trường Tròn (đầu đường Cột Cờ ngày nay), đó là Nha Tài chính và Trước bạ. Ngôi nhà xây khá đẹp, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Cerruti và do Hãng Aviat thầu và thi công. Người Pháp cũng đã dự kiến làm một công viên lớn thuộc khu đất của Quảng trường Tròn và đường Hoàng Diệu.

Con đường dự kiến đó trên bản đồ mang tên Rue Paul Doumer (tên một viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương), sau Cách mạng Tháng Tám đổi thành phố Nguyễn Lâm. Như vậy là trong nửa đầu thế kỷ XX, Quảng trường Tròn này chưa có gì đáng chú ý lắm, xung quanh còn có nhiều bãi rộng đầy cát sỏi, hầu như không có cây cối, là những khoảng đất chờ được xây dựng.

Đến địa điểm vinh quang

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập. Thủ đô Hà Nội tiến hành xóa bỏ những vết tích cũ thời Pháp thuộc. Vì thế, các tên phố phường và vườn hoa, công viên cũng có nhiều sự thay đổi. Quảng trường Tròn này không còn mang tên Cố đạo Puginier nữa mà được gọi là Vườn hoa Ba Đình.

Sở dĩ gọi là Vườn hoa Ba Đình hay Quảng trường Ba Đình là để tưởng nhớ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX do Đinh Công Tráng lãnh đạo. Có phải ngẫu nhiên hay không mà Ban Tổ chức buổi lễ Tuyên bố độc lập và giới thiệu Chính phủ lâm thời lại chọn Quảng trường Ba Đình, đưa nó đến một sứ mệnh huy hoàng, làm cho nó trở thành một trong những điểm lịch sử quan trọng của đất nước?

Theo yêu cầu của Chính phủ lâm thời hồi đó, Ban tổ chức buổi lễ Tuyên bố độc lập (do mấy người trong Ban Văn hóa cứu quốc phụ trách - Trưởng ban là Phạm Văn Khoa, kiến trúc sư Ngô Huy Huỳnh và họa sĩ Nguyễn Đinh Hàm) đi tìm một địa điểm rộng đủ cho một cuộc mít tinh lớn có thể tập trung được mấy chục vạn người. Ban đầu những người trong Ban Tổ chức định chọn khu Quần Ngựa hoặc Đông Dương học xá, song lại thấy nó quá xa trung tâm TP.

Còn địa điểm trung tâm là Quảng trường Nhà Hát lớn thì lại quá chật chội. Vì vậy, Ban tổ chức đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình, tuy rằng lúc này xung quanh đó những địa điểm như Phủ Toàn quyền, Thành Hà Nội... vẫn còn những lực lượng thù địch chiếm đóng. Buổi lễ trọng đại ngày 2-9-1945, giữa Quảng trường Ba Đình, Ban tổ chức đặt một bục gỗ cao, chung quanh quấn vải, dán khẩu hiệu, trên bục có một cột cờ. Bục lễ đài chênh vênh giữa trời nắng chang chang tháng Tám ta, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên phát biểu, phải có người đứng sau che ô.

Sau này, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Quảng trường Ba Đình cũng là nơi chứng kiến Lễ Truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau đó không lâu, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chọn Quảng trường Ba Đình làm nơi yên nghỉ vĩnh viễn của Người và quyết định xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vào năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, một công trình kiến trúc lịch sử nữa cũng được ra đời bên cạnh Quảng trường Ba Đình, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nó cũng góp phần làm cho quần thể khu Lăng thêm hoàn chỉnh và đẹp đẽ.

Như vậy là Quảng trường Ba Đình, trước đó đã có sẵn giá trị là một địa điểm vinh quang, sau hơn nửa thế kỷ đã có thêm Hội trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng mang tên Người, rồi Đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh cùng cùng nhiều di tích lịch sử và cách mạng khác đã và đang trở thành một cái tên quen thuộc và thiêng liêng, một niềm tự hào không chỉ của người dân Thủ đô, mà còn là niềm tự hào và vinh quang chung cho nhân dân cả nước. Nó đã, đang và sẽ mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu của tất cả chúng ta.

Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Phủ Toàn quyền Pháp đã đổi tên Vườn hoa Ba Đình thành Vườn Hoa Hồng Bàng. Năm 1954, khi bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô, Dinh Toàn quyền cũ cạnh Quảng trường Ba Đình trở thành Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình là nơi thường xuyên có những cuộc mít tinh lớn trong các ngày kỷ niệm lịch sử, hoặc để tiếp đón và chào mừng các phái đoàn quốc tế đến thăm Việt Nam. Vài năm sau, phía bên kia của Quảng trường, Chính phủ ta đã cho xây dựng Hội trường Quốc hội (nay là Nhà Quốc hội), cạnh đó sau này là Đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì nước…
Bản Sa
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Đề nghị giảm thuế thu nhập đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%

Đề nghị giảm thuế thu nhập đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%

Đại biểu cho rằng, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại hơn..
Cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế

Cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế

Tán thành với quy định bổ sung nước giải khát có đường là đối tượng chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt, tuy nhiên đại biểu đề nghị các cơ quan chuyên môn cần đưa ra căn cứ khoa học chứng minh tác hại của đồ uống có đường trước khi áp thuế...
Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Ông Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội

Chiều 22/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn phong chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động