Phương pháp đạt điểm cao môn Toán dành cho học sinh “mất gốc”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐể tìm hiểu xoay quanh các vấn đề về “mất gốc” kiến thức, chúng tôi có buổi gặp gỡ và trao đổi cùng với thầy giáo Mẫn Ngọc Quang - một giáo viên Toán có tiếng trên địa bàn Hà Nội.
Chào thầy, hiện nay tình trạng học sinh “mất gốc” kiến thức đặc biệt là bộ môn Toán rất phổ biến. Thầy hiểu thế nào là “mất gốc” và nguyên nhân chính của tình trạng đó là gì?
Theo tôi, “mất gốc” là tình trạng không nắm vững một kiến thức căn bản nào đó, một khi đã mất kiến thức căn bản thì rất khó để tiếp thu kiến thức mới, giống như một ngôi nhà không có móng, rất dễ sụp đổ.
Nguyên nhân chính và chủ quan nhất là do phương pháp và thái độ học tập chưa nghiêm túc, trong quá trình học, học sinh không chuyên tâm vào việc nghe giảng, về nhà không xem lại bài vở, học vẹt, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, thường xuyên tới lớp trong tình trạng thiếu tập trung. Đa phần các bạn hổng kiến thức thì không biết bắt đầu từ đâu, không dám hỏi ai, giấu dốt, làm bài chống đối hoặc bài nào không làm được thì bỏ qua luôn.
Tiếp theo là nguyên nhân khách quan có thể từ giáo viên: do tốc độ giảng bài của giáo viên khá nhanh, gây khó khăn trong việc tiếp thu đối với học sinh, trong khi đó, giữa giáo viên và học sinh lại ít tương tác dẫn đến việc giáo viên chưa khéo léo khuyến khích học tập, chưa khơi gới được niềm yêu thích đối với môn học và thiếu nhiệt tình trong việc phụ đạo cho những em học sinh yếu kém.
Nguyên nhân từ gia đình: Việc các bậc cha mẹ không quan tâm tới con cái, bỏ bê việc học của con hoặc kinh tế quá khó khăn khiến các con phải làm việc phụ giúp gia đình nhiều, không có thời gian quan tâm đến việc học cũng là nguyên nhân khiến các con học hành sa sút.
Thông thường, một học sinh mất gốc thường có biểu hiện như thế nào thưa thầy?
Theo tôi “mất gốc” kiến thức trong học tập là nỗi sợ hãi và ám ảnh của rất nhiều học sinh, biểu hiện chính của “căn bệnh” này thường rất đa dạng:
Khi nghe thầy cô giảng bài trên lớp, học sinh tiếp thu bài một cách lơ mơ, không hiểu rõ bản chất của bài học. Cứ như vậy, bài này nối tiếp bài kia, tình trạng mất gốc kéo dài theo chương trình học.
Do không nắm chắc kiến thức nên khi đứng trước bất kỳ một bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập hay bài tập giáo viên giao về nhà học sinh sẽ bó tay vì không biết giải bằng phương pháp nào, áp dụng kiến thức hay công thức nào.
Tình trạng “mất gốc” không chỉ xuất hiện ở những học sinh có học lực yếu, kém mà còn xảy ra ngay cả với nhiều học sinh khá giỏi sau một thời gian học tập có dấu hiệu đi xuống một số môn nhất định và dần dần yếu kém.
Vì luôn trong trạng thái hổng kiến thức, thiếu tự tin, nên các em thường cảm thấy rất áp lực, sợ học, sợ đến lớp và sợ bị cô giáo gọi lên kiểm tra. Đặc biệt nỗi ám ảnh đó còn dẫn đến việc các em sợ hãi khi bị bố mẹ hỏi đến điểm số và còn đáng sợ hơn có những em còn rơi vào trạng thái “tự kỷ”.
Khi rơi vào tình trạng này, theo thầy giáo viên sẽ làm gì để giúp các em lấy lại được những kiến thức đã mất?
Tôi nghĩ trước hết người giáo viên sẽ trò chuyện, kiểm tra trình độ, đánh giá và nắm bắt tâm lý hiện tại của học sinh, việc kiểm tra trình độ của học sinh sẽ giúp người giáo viên xác định được trình độ của em ra sao, thiếu sót những kiến thức cơ bản nào, mức độ mất gốc ra sao. Từ đây sẽ giúp thầy cô xây dựng được chương trình phù hợp nhất với học sinh của mình.
Thứ hai giáo viên thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với lực học, bài giảng đơn giản dễ hiểu, nhằm khắc phục điểm yếu và thúc đẩy điểm mạnh về khả năng học tập của học sinh, mang lại sự hứng thú trong học tập. Sự khích lệ động viên của thầy cô sẽ giúp các em cải thiện nhanh tình hình.
Khi tiếp nhận một học sinh “mất gốc” như vậy thì thầy thường làm gì?
Do nhiều năm làm việc và hướng dẫn đối tượng học sinh đặc biệt này nên tôi hiểu rất rõ và nắm bắt được các lý do dẫn đến việc con mất gốc kiến thức: Trường hợp 1: Nếu con thông minh nhưng do ham chơi hiếu động mà điểm trên lớp kém đi, tôi sẽ tìm cách khuyến khích và tạo động lực, khơi dậy lòng ham học cho con điều này thật sự quan trọng và cần thiết.
Trường hợp 2: Nếu con mất gốc do nhận thức chậm, tôi sẽ có cách để cho con học khá hơn, tự tin hơn nhờ những bài tập luyện cơ bản, thông qua các bài toán luyện tập đó, làm nhiều và thực hành nhiều con sẽ không còn lúng túng nữa .
Nhiều con khi đến học tôi lúc đầu rất sợ học Toán, sau 1 tháng mọi thứ đã khác đi rất nhiều, các con say mê và ham học toán hơn. Thậm chí môn Toán lại là môn học các con thích nhất.
Tôi cũng thường khuyên các bậc phụ huynh phải thực sự kiên trì, không nóng vội, vì các con đã mất gốc thì không thể một sớm một chiều là giải quyết được. Chắc chắn rằng với phương pháp hợp lý, cùng với kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm thì việc giúp các con tiến bộ chắc chắn sẽ thành công.
Kết quả trong kỳ thi vào lớp 10 vừa rồi, điểm số trong những học sinh của thầy có ấn tượng không?
Năm ngoái tôi nhận 10 học sinh lớp 9 trường THCS Dịch Vọng và Nghĩa Tân. Lúc mới đến, các con ở trong tình trạng “mất gốc” kiến thức thật , thậm chí một số con khi học trên lớp còn trong tình trạng “đội sổ”. Các con không theo được kiến thức trên lớp, cô giáo giảng bài con không hiểu, bài tập về nhà hay bài kiểm tra không tự làm được. Những bài toán cơ bản và hay gặp như bài toán rút gọn, giải phương trình, thậm chí cộng trừ hay đổi dấu vẫn liên tục nhầm .
Tuy nhiên với sự quyết tâm của tôi, cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ mà kỳ thi vào lớp 10 năm học 2017 vừa qua các con đã đạt thành tích rất đáng mừng: 3 bạn được điểm 9; 2 bạn được 8,5; 3 bạn đươc 8 và 2 bạn được 7,5. Điểm số các con đạt được không hẳn là quá cao nhưng với xuất phát điểm từ một học sinh “mất gốc” mà đạt điểm số như vậy cũng là một thành công của cả thầy và trò.
Để khảo sát tình hình thực tế chúng tôi có buổi trò chuyện cùng với em Phạm Hải Yến – (Cựu học sinh trường THCS Dịch Vọng) đã từng theo học thầy Quang.
Em Yến chia sẻ trong kỳ thi vào lớp 10 vừa rồi em đạt được số điểm 8,5, trước đó Yến từng là một học sinh mất gốc môn Toán, em chia sẻ “lúc mới đến học thầy em thiếu tự tin lắm, còn nhớ hồi đó điểm kiểm tra trên lớp chỉ toàn 4 và 5. Kiến thức không vững, bài hơi lạ một chút là em không làm được.
Đã vậy còn hay bị sai dấu và tính toán nhầm. May nhờ có thầy tận tình chỉ bảo, những lỗi lặt vặt không còn bị sai nữa. Điều em ấn tượng nhất ở thầy Quang là thầy rất nhiệt tình và cực kỳ trách nhiệm, nhớ lúc mới đến, thầy biết em yếu phần giải toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình.
Lần nào giải bài cũng bị bí, mấy hôm đó mặc dù rất muộn nhưng thầy vẫn khuyên em ở lại để thầy giao thêm một số bài tập rèn luyện thêm, trong 1 tuần em được thầy chỉ dẫn tất cả các dạng. Kết quả là sau đó em không còn sợ bất kỳ bài toán giải bằng phương pháp lập hệ nào nữa.
Em nghĩ rằng kết quả có được là do bài giảng thầy rất dễ hiểu và sự ân cần chỉ bảo của thầy. Trong bài giảng của thầy các dạng toán được phân chia rất dễ nhớ”.
Khi được hỏi về kinh nghiệm để truyền đạt lại với các em đang trong tình trạng mất gốc mà muốn đạt điểm cao. Hải Yến không ngần ngại nêu quan điểm “em cũng không biết nói gì nhiều, chỉ khuyên các em khóa sau rằng hãy học thật cơ bản sách giáo khoa, làm tốt tất cả các bài trong sách bài tập. Và trên hết là phải làm đủ các bài toán thầy giao, vì thường là những bài điển hình và hay thi .
Dành thời gian trò chuyện với một học sinh khác - Em Quang Anh (Cựu học sinh trường THCS Dịch Vọng) - Hiện đang học trường THPT Cầu giấy Trong kỳ thi lên lớp 10 vừa rồi em được 9 điểm môn toán, tổng điểm được 54 và may mắn được xếp vào lớp chọn của trường. Khi được hỏi về quan điểm cá nhân khi học lớp toán thầy Quang , em Quang Anh cho biết “em ấn tượng nhất là phong cách nhẹ nhàng và sự ân cần của thầy, tính em cũng nhút nhát mà được học thầy tâm lý là em thích lắm.
Để cải thiện tình trạng “mất gốc” môn Toán hiệu quả các em có thể liên hệ với thầy Mẫn Ngọc Quang:
Số điện thoại: 0989.850.625
Facebook: https://www.facebook.com/quang.manngoc
Ánh Tuyết / PLXH
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại