Bảo vệ quyền tác nghiệp cho nhà báo trong báo chí điều tra và hiện trường
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác vị khách mời tham gia tọa đàm. Ảnh: Lê Châu. |
Thực tiễn bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo
Chương trình có sự tham dự của các vị khách mời: nhà báo Nguyễn Đình Đoàn Bổng, Báo Vietnamnet, nhà báo Trần Sơn Bách, Báo Nhân dân, luật sư Lê Hồng Hiển, Giám đốc Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự. Các khách mời đã đưa ra những ý kiến thảo luận xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo, những khó khăn thách thức phải đối mặt và đề xuất những giải pháp cụ thể để bảo đảm an toàn và hỗ trợ hiệu quả quá trình tác nghiệp của nhà báo.
Nhà báo Trần Sơn Bách cho biết, trong quá trình tác nghiệp, anh đã không ít lần gặp phải những tình huống bị cản trở. Từ kinh nghiệm thực tế, anh luôn ưu tiên bảo đảm an toàn cho bản thân và thiết bị, bởi các thiết bị tác nghiệp không phải tài sản cá nhân mà thuộc về cơ quan báo chí. Khi tác nghiệp, anh thường chọn cách làm việc độc lập, giữ khoảng cách để tránh va chạm không cần thiết.
Nhà báo Nguyễn Đình Đoàn Bổng tham gia chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Lê Châu. |
Nhà báo Nguyễn Đình Đoàn Bổng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng sự an toàn của nhà báo và các thiết bị tác nghiệp của cơ quan phải luôn được đặt lên hàng đầu. Trong trường hợp căng thẳng leo thang, việc lùi lại một bước, giữ bình tĩnh và đánh giá lại tình hình luôn là lựa chọn tốt nhất.
Cũng theo nhà báo Trần Sơn Bách, người cản trở tác nghiệp có thể đến từ nhiều phía và được chia thành ba nhóm chính: các tổ chức, cơ quan chức năng và những người dân thiếu hiểu biết hoặc bị tác động bởi lợi ích cá nhân.
“Trong hầu hết các tình huống tác nghiệp hiện trường, mâu thuẫn thường phát sinh giữa hai bên: một bên muốn khai thác thông tin - nhà báo và bên còn lại muốn tránh ảnh hưởng đến thông tin của họ. Mặc dù hiện nay đã có cơ chế phát ngôn chính thức, nhưng đôi khi cơ chế này lại gây ra sự chậm trễ, làm khó cho nhà báo trong việc tiếp cận thông tin. Với thực tế này, nhà báo cần phải linh hoạt và có cách tiếp cận phù hợp khi đối diện với nhiều đối tượng khác nhau”, nhà báo Trần Sơn Bách chỉ rõ.
Bên cạnh đó, để thực thi hiệu quả quyền tác nghiệp của nhà báo, cần có sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản - nơi các nhà báo làm việc và Hiệp hội nghề nghiệp cụ thể là Hội nhà báo Việt Nam. Cơ quan chủ quản không chỉ có trách nhiệm bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho nhà báo mà còn phải bảo vệ quyền lợi và quyền tự do hành nghề của các phóng viên, nhà báo.
Cần hoàn thiện hành lang pháp lý vững chắc
Luật sư Lê Hồng Hiển cho biết, Luật Báo chí 2016 nêu rõ, mọi hành vi cản trở hoạt động báo chí đều bị xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý bằng các biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Trong trường hợp gây thương tích, nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật Hình sự. Ngay cả khi tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng đối tượng sử dụng hung khí hoặc có hành vi nguy hiểm, thì vẫn có khả năng bị truy cứu hình sự.
Luật sư Lê Hồng Hiển chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Lê Châu. |
Luật sư Lê Hồng Hiển cho biết thêm, hành lang pháp lý đầy đủ cần đi đôi với việc thực thi nghiêm minh, nếu không sẽ không đạt được được mục tiêu đề ra. Chỉ khi luật pháp thực thi song hành, quyền lợi nhà báo mới được bảo đảm.
Nhà báo Trần Sơn Bách chia sẻ thêm, báo chí là lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ nhà báo. Hành lang này vừa bảo đảm an toàn, vừa tạo động lực cho họ cống hiến phát huy vai trò phản biện xã hội và đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng.
"15 năm làm nghề, tôi chưa từng gặp trường hợp bị đánh đập hay cản trở quá mức. Theo tôi, các nhà báo trẻ cần tham gia các khóa đào tạo dài hạn để học kỹ năng tác nghiệp, thực tiễn và hiểu rõ pháp luật. Nắm vững luật giúp họ áp dụng đúng và có góc nhìn tốt hơn. Trước khi trông chờ sự hỗ trợ từ người khác, mỗi người cần tự học và phát triển bản thân”, nhà báo Trần Sơn Bách nhấn mạnh.
Hội Nhà báo Vĩnh Phúc tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng Sáng 5/11, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại