Phòng chống dịch nghiêm ngặt nhưng không nên làm đứt gãy chuỗi cung ứng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCòn theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), đã xuất hiện văn bản của một số địa phương gây tranh cãi, áp dụng các biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, hoạt động của doanh nhiệp. Có địa phương không cho xe chở nông sản đi qua mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch. Nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh xe hàng được thông chốt kiểm soát dịch qua nhiều tỉnh nhưng đến tỉnh cuối cùng cần giao hàng thì xe lại phải quay đầu vì mỗi tỉnh mỗi quy định. Cả nước như một cơ thể sống quan hệ tuần hoàn chặt chẽ, không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”.
Sự khác biệt giữa các biện pháp phòng chống dịch dẫn đến sự ùn tắc trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa là những vướng mắc cần giải quyết nhanh |
Với quy định áp dụng Chỉ thị 16 ở Hà Nội, các DN ghi nhận sự tích cực của Hà Nội và Tổng cục Đường bộ Việt Nam với các hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn cho DN vận tải trong ngày 24-7, ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị. Như là quy định rõ điều kiện ra - vào TP, hướng dẫn các cung đường tránh. Tuy nhiên, nhóm xe hàng quá cảnh đang rối vì theo quy định, xe hàng quá cảnh phải đi theo lộ trình đã được định sẵn, có giấy tờ chứng nhận từ hải quan trên từng chặng của lộ trình đó và hải quan gắn seal theo dõi việc này; không thể tự ý đổi cung đường (theo quy định phải đi theo luồng quy định của từng địa phương) nếu không sẽ bị phạt rất nặng.
Theo phản ánh, nhóm DN quá cảnh đã liên hệ với 2 đường dây nóng mà Sở GTVT Hà Nội cung cấp tuy nhiên toàn máy bận hoặc không nghe; lên mạng đăng kí “luồng xanh” theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ thì mạng quay vòng vòng chưa biết khi nào được. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam và Hiệp hội Vận tải đã phản ánh điều này với đại diện Sở Công thương Hà Nội.
Trong sáng ngày 25-7, nhóm DN vận tải quá cảnh phản ánh thêm: Hình ảnh định vị chụp sáng hôm nay 25-7 vẫn không thay đổi nhiều về tình trạng ách tắc tại Quốc lộ 1. Và thực tế thì vẫn còn hàng chục xe hàng quá cảnh của nhiều Cty đi từ cửa khẩu Hữu Nghị qua Hà Nội để sang Lào vẫn tắc ở đây.
Nóng nhất đối với các doanh nghiệp vận tải có lẽ là quy định của TP Hải Phòng tại công văn khẩn số 4958/UBND-VX ngày 24-7, trong đó quy định đầu tiên là “cách ly y tế tập trung 14 ngày với người về/đi qua Hà Nội”, bất kể là diện đối tượng nào. Vì thế, toàn bộ hoạt động vận tải hàng hóa giữa Hà Nội - Hải Phòng bị đặt vào tình trạng hết sức căng thẳng bởi các lái xe tải hàng đều sẽ bị áp quy định này. Trong khi, Hải Phòng là cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn nhất phía Bắc, cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất nên bao nhiêu hàng hóa từ cảng Hải Phòng hay các nhà máy của Hải Phòng sẽ cần đưa lên Hà Nội cho các khâu kế tiếp (rồi tài xế phải về lại Hải Phòng); hoặc hàng hóa từ các nhà máy địa bàn Hà Nội cũng phải chuyển tới cảng Hải Phòng để xuất đi các nước... Các tình huống đổi tài xế, sang tải, ...đều được DN đặt ra, nhưng không phải Cty nào cũng đủ điều kiện và số lượng tài để bố trí từng chặng; Và nhiều loại hàng hóa cũng ko thể sang tải ở các chốt chặn quanh Hải Phòng vì việc sang tải phải cần thiết bị nâng cẩu, hỗ trợ đặc thù chỉ ở cảng hay trong từng khu sản xuất mới có.
Được biết, Hải Phòng có “mở” một cửa cho DN là: Đối với trường hợp từ Hà Nội về mà có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, bằng phương pháp RT-PCR do “các cơ sở được phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 tại Hà Nội” cấp thì TP sẽ xem xét giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cánh cửa này quá hẹp và rất thiếu khả thi vì giấy xét nghiệm dạng này đâu có dễ để thực hiện cũng như mất cả ngày tới 1,5 ngày may ra mới có kết quả. Chiều ngày 25-7, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết sẽ không áp dụng cách ly 14 ngày với lái xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu từ Hà Nội về. Nhưng đối tượng này sẽ cần có giấy xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19. Ngoài ra, các phương tiện chỉ bị kiểm soát tại chốt kiểm soát dịch cuối chặng đường là tại cảng hoặc tại kho bãi. Xe nào chưa có logo phân luồng đỏ, vàng, xanh sẽ thực hiện khai báo tại chốt kiểm soát dịch và sau khi đủ điều kiện được phát logo màu theo quy định.
Tại Hà Nội, chiều 25-7, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP đã trực tiếp thị sát, đánh giá thực trạng hoạt động và chỉ đạo biện pháp phân luồng từ xa, tránh ùn tắc giao thông trên các tuyến đường cửa ngõ vào Thủ đô.
Qua thị sát tại chốt ngã ba Cầu Giẽ (km213 quốc lộ 1A), huyện Phú Xuyên và chốt trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (km188), huyện Thanh Trì, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đã thống nhất nhận định, nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông là chưa có phương án phân luồng từ sớm, từ xa, nhất là thông tin, tuyên truyền để các phương tiện không có đủ điều kiện hợp lệ, không có mã QRcode “luồng xanh” thì không nên đi vào Hà Nội; đồng thời, các phương tiện đi các tỉnh, thành phố khác chủ động rẽ theo đường tránh, không qua các chốt tại Hà Nội.
Các đồng chí lãnh đạo thành phố đã thảo luận tại chỗ và yêu cầu CA thành phố báo cáo, đề nghị Bộ CA tổ chức một tổ cảnh sát trực tại nút giao vực Vòng (địa phần tỉnh Hà Nam) làm nhiệm vụ hướng dẫn các phương tiện từ các tỉnh phía Nam đi về Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh Đông Bắc và hướng ngược lại, không đi qua Hà Nội mà rẽ theo hướng tránh theo phân luồng của CA TP Hà Nội. Thông tin từ CA TP phản hồi ngay sau đó cho biết, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ CA) đã đồng ý chủ trương này và sẽ hỗ trợ bố trí một tổ cảnh sát tại nút giao Vực Vòng như đề nghị của Hà Nội.
Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng thời yêu cầu CA TP rà soát kiểm tra ngay tất cả các tuyến cửa ngõ vào Thủ đô, cần thiết phải bố trí thêm các chốt để bảo đảm phân luồng theo cách tương tự; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, tận dụng mạng xã hội để thông tin rộng rãi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và lái xe sớm nắm bắt được điều này để chủ động thực hiện.
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu CA TP và các lực lượng trực tại các chốt trên toàn địa bàn thực hiện ngay và nghiêm nội dung Công văn số 1015/TTg-CN ngày 25-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ, không thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân đã được dán nhận diện có mã QRcode của ngành giao thông vận tải.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại