Phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ khu công nghiệp và khu chế xuất
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội LHPN các quận, huyện, thị xã đạt được giải thưởng trong cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình". |
Trao đổi với PV, bà Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, Đông Anh là huyện có khu công nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp hoạt động, nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai, tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, Đông Anh sẽ trở thành quận giàu đẹp, văn minh, hiện đại, thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Đặc thù địa bàn có số nữ lao động nhập cư lớn, gần 22.000 người, liên tục di biến động do bị thiếu việc hoặc mất việc.
Là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, đây vừa là cơ hội thuận lợi để phát triển nhưng cũng là khó khăn, thách thức với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Chính vì vậy, việc tuyên truyền PBGDPL giữ một vai trò quan trọng, là “cầu nối” để đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tư tưởng và hành động cụ thể của các tầng lớp nhân dân nói chung và cán bộ, hội viên, phụ nữ nói riêng, nhất là phụ nữ khu công nghiệp, khu chế xuất thuê trọ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; qua đó tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, việc tuyên truyền PBGDPL được Hội LHPN huyện tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Bám sát sự chỉ đạo của Hội LHPN Thành phố và UBND huyện Đông Anh, hàng năm, Hội LHPN huyện đã cụ thể hóa, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL; lồng ghép nội dung chỉ đạo công tác tuyên truyền PBGDPL vào kế hoạch thi đua, chương trình công tác năm và các hoạt động của hội, gắn với công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách, nghị quyết của cấp ủy Đảng và nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, các nhiệm vụ an ninh chính trị, kinh tế - xã hội của huyện để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Việc tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Thông qua các buổi sinh hoạt Chi hội, sinh hoạt các câu lạc bộ, tổ nhóm phụ nữ tín dụng - tiết kiệm, lớp tập huấn, các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi, hội thi, giao lưu sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... Nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, sát thực với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế của địa phương đơn vị.
Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ từ huyện tới cơ sở đã phối hợp với Hội đồng tuyên truyền PBGDPL huyện, các ngành đoàn thể tổ chức 1.085 cuộc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước như: Hiến pháp năm 2013, Luật hòa giải cơ sở, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật đất đai, Luật an toàn giao thông, Luật phòng chống cháy nổ, Luật phòng chống buôn bán người...; tổ chức nhiều buổi truyền thông về an toàn giao thông, an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa... cho 112.056 lượt cán bộ hội viên phụ nữ và phụ nữ khu công nghiệp, khu chế xuất thuê trọ.
Tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức họp zoom, đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền PBGDPL được chú trọng hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hội đã phát động các cơ sở hội, cán bộ, hội viên và cả cộng đồng hưởng ứng thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực như: sân chơi an toàn – thân thiện, gắn biển các đoạn đường nở hoa sáng – xanh – sạch – đẹp, Ra mắt chi hội ứng xử văn minh với môi trường; tặng thẻ BHYT, tặng bộ dụng cụ thể dục thể thao…; tổ chức dạy Zumba miễn phí hỗ trợ chị em rèn luyện sức khỏe, kết nối tham gia tổ chức hội.
Nhiều hoạt động ý nghĩa, có sự đầu tư cao đã được tổ chức, đặc biệt quan tâm tới con em công nhân nhập cư trên địa bàn: Chương trình “Vì nụ cười phụ nữ và trẻ em Đông Anh” - kêu gọi xã hội hóa tặng 4.000 phần quà đồng hành cùng con tổng trị giá 1,2 tỷ đồng. Tặng 55 thiết bị hoc tập trị giá 160 triệu đồng “Nâng bước em tới trường”; chương trình “Lung linh đèn lồng - thắp hồng ước mơ” làm 3.000 đèn lồng tặng tặng trẻ em khó khăn từ vật liệu tái chế”.
Mô hình “Cầu nối yêu thương” trong đại dịch Covid-19, tặng quà, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tổng trị giá 1,4 tỷ đồng… và gần đây nhất đã phối hợp với Hội LHPN Thành phố Hà Nội tổ chức truyền thông kiến thức về bình đẳng giới trong lĩnh vưc lao động, giao lưu các CLB nữ công nhân nhập cư, tạo diễn đàn sôi nổi cho chị em nữ lao động được trang bị kiến thức và giao lưu, rèn luyện sức khỏe. Chủ động in và cấp phát tờ rơi, tờ gấp, sổ tay để tuyên truyền PBGDPL.
Hội chú trọng đa dạng hóa các mô hình tập hợp phụ nữ theo nhu cầu, sở thích, lứa tuổi, thành lập 3 CLB Nữ công nhân nhập cư sinh hoạt 1 kỳ/tháng với các chủ đề chăm sóc sức khỏe, kiến thức về giới, bình đẳng giới; lập kế hoạch chi tiêu; kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử...). Chủ động tham mưu, tuyên truyền xây dựng mô hình “Nhà trọ an toàn”, hỗ trợ công nhân nhập cư tiếp cận thông tin về nhà ở, việc làm, đào tạo nghề thông qua 12 điểm cung cấp thông tin có trang bị tủ sách pháp luật, ra mắt ứng dụng “Tìm kiếm nhà trọ an toàn” trên điện thoại thông minh. Ra mắt Tổ tư vấn tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
Bên cạnh đó, các cấp Hội LHPN huyện tăng cường tuyên truyền, vận động CBHV, cả phụ nữ nhập cư, phụ nữ khu chế xuất thuê trọ, hưởng ứng tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN Thành phố và UBND Thành phố tổ chức, trong đó nhiều cuộc thi đã đạt được giải cao.
Hà Nội: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ma túy UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 304/KH-UBND về triển khai thực hiện Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại