Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐỉnh núi Phú Sĩ lần đầu không có tuyết vào mùa Thu. (Ảnh: NHK) |
Thông thường, tuyết phủ trắng đỉnh núi Phú Sĩ từ đầu tháng 10, tạo nên một hình ảnh mùa đông đặc trưng và thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi đến thưởng ngoạn. Tuy nhiên, năm nay, đỉnh núi cao nhất Nhật Bản vẫn trơ trọi, không có dấu hiệu của tuyết, một hiện tượng chưa từng xảy ra kể từ khi có ghi chép vào năm 1894.
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, đợt nóng kỷ lục và thời tiết bất thường đã giữ cho nhiệt độ cao kéo dài từ mùa Hè sang mùa Thu, khiến tuyết chưa thể hình thành trên đỉnh Phú Sĩ.
Đại diện Văn phòng khí tượng Kofu - Shinichi Yanagi cho biết: "Nhiệt độ cao kéo dài và mưa liên tục đã khiến núi Phú Sĩ chưa có tuyết rơi".
Trong khi tuyết thường xuất hiện từ ngày 2/10, năm nay nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 lại cao hơn 1,76 độ C so với bình thường, vượt qua mức kỷ lục 1,08 độ C của năm 2010.
Ngoài ra, không chỉ tại Nhật Bản mà khắp thế giới cũng vừa trải qua mùa hè nóng kỷ lục lần thứ hai liên tiếp, với năm 2024 được dự đoán sẽ là năm nóng nhất lịch sử. Hiện tượng El Nino và sự gia tăng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch được cho là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao, kéo theo những bất thường về khí hậu.
Nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, núi Phú Sĩ với độ cao 3.776 mét là Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đỉnh núi thường phủ tuyết quanh năm, thu hút hàng triệu du khách tới tham quan và trải nghiệm các hoạt động leo núi, ngắm bình minh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu tuyết và khủng hoảng khí hậu đang khiến Nhật Bản đối mặt với những thách thức mới về cả môi trường lẫn phát triển du lịch bền vững.
Để đối phó với tình trạng quá tải du lịch và bảo vệ môi trường, Nhật Bản đã triển khai các biện pháp như áp dụng thuế du lịch. Mỗi du khách leo núi Phú Sĩ hiện phải trả 2.000 yên (khoảng 12,40 USD), với giới hạn tối đa 4.000 du khách mỗi ngày nhằm kiểm soát lượng khách, giảm rác thải và bảo vệ hạ tầng.
Với tình trạng khủng hoảng khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, núi Phú Sĩ không chỉ là một biểu tượng thiên nhiên mà còn là minh chứng rõ ràng cho tác động của biến đổi khí hậu đến cảnh quan toàn cầu.
Hiện tượng tuyết chưa rơi ở Phú Sĩ lần đầu sau hơn một thế kỷ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhiệt độ toàn cầu tăng cao đang làm biến đổi hệ sinh thái và các kỳ quan tự nhiên.
Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn Một trận mưa lớn bất thường đã biến các vùng khô hạn nhất của sa mạc Sahara thành những đầm phá nước xanh, tạo nên ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại