Nữ sinh 16 tuổi sốc phản vệ nặng do bọ cạp cắn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBác sĩ kiểm tra vị trí vết thương do bọ cạp cắn. Ảnh: TTYT thị xã Quảng Yên |
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhiều, sưng nề bàn tay phải, tê tay, tức ngực, khó thở, nổi mẩn ngứa vùng tay phải, mệt mỏi. Nhận định đây là trường hợp sốc phản vệ nặng, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn trương, bao gồm chống sốc và hỗ trợ hô hấp.
Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bé gái bị sốc phản vệ độ 2 do bọ cạp cắn. Sau 30 phút hồi sức tích cực, bệnh nhân bắt đầu tỉnh táo trở lại, huyết áp ổn định và giảm khó thở. Các bác sĩ tiếp tục điều trị sốc phản vệ kết hợp truyền dịch, kháng viêm, giảm đau, tiêm kháng độc tố uốn ván, vệ sinh, sát khuẩn tại vị trí đốt và chườm lạnh.
Qua 12 giờ điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, hết ban dị ứng, không còn khó thở và giảm đau bàn tay phải.
Theo BSCKI Vũ Trọng Tuấn - Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, đây là trường hợp hiếm gặp khi trẻ bị sốc phản vệ do bọ cạp cắn. Bọ cạp vốn là loài nhút nhát, thường tránh xa con người. Những trường hợp bị đốt thường do bọ cạp bị đe dọa hoặc vô tình bị giẫm lên.
"Đa số bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, vết cắn của chúng thường chỉ gây sưng, nóng, đỏ, đau nhức. Tuy nhiên, trường hợp của bé gái N.T.D.A là trường hợp ngoại lệ, do cơ địa dị ứng nên đã dẫn đến sốc phản vệ nặng" - bác sĩ Vũ Trọng Tuấn giải thích thêm.
Bác sĩ Vũ Trọng Tuấn cũng khuyến cáo, khi bị bọ cạp cắn hay côn trùng có nọc độc cắn, sau khi sơ cứu và sát trùng vết cắn, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và cấp cứu kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Cụ ông 81 tuổi sốc phản vệ sau khi tự ý sử dụng thuốc xương khớp | |
Nam thanh niên bị phản vệ nguy kịch sau vết cắn của loài động vật tưởng như vô hại |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại