Thứ bảy 23/09/2023 01:10

Nồi bánh chưng ấm áp của ông nội

Nhiều năm trước, cứ 27, 28 Tết, chúng tôi lại háo hức ngồi quây quần xem ông nội gói bánh chưng. Ngay cả giờ đây, khi ông không còn nữa thì những ký ức đẹp đẽ, ấm áp ấy vẫn ở sâu trong trái tim chúng tôi.
Tranh minh họa: Hoàng Gia Linh
Tranh minh họa: Hoàng Gia Linh

Năm nào gia đình tôi cũng gói bánh chưng như một thông lệ truyền thống của gia đình. Dù gói ít hay nhiều thì ai cũng háo hức, cùng nhau chuẩn bị các nguyên liệu tốt nhất. Gạo nếp được ông giao cho cô tôi. Những hạt gạo do chính tay cô trồng lúc nào cũng chắc, mẩy, thơm lừng. Mẹ đảm nhận nhiệm vụ đi chợ mua lá dong, thịt, đỗ,… Lá dong mẹ chọn thường có tàu lá to rộng, màu xanh đậm. Cùng với đó là thịt ba chỉ tươi ngon, đỗ vàng ruộm,… Mẹ đặc biệt chọn nước mắm truyền thống vừa thơm, vừa đậm đà. Hạt tiêu miền Nam do bác tôi gửi ra được mẹ rang thơm phức và giã nhỏ.

Bà tôi được ông “phân công” khâu chẻ lạt. Ông lúc nào cũng hài lòng về những chiếc lạt vừa dài, độ dày vừa phải nhưng chắc chắn do bà làm. Còn khâu rửa và lau lá dong thì chị em chúng tôi “tranh nhau” làm. Bố tôi được ông phân công gập lá dong và cắt những đoạn thừa. Ai cũng muốn đóng góp công sức của mình vào việc tạo nên những chiếc bánh chưng. Không chỉ “chịu trách nhiệm” khâu gói bánh, ông còn được mọi người tin tưởng khâu nêm nếm gia vị. Hương vị những chiếc bánh chưng của gia đình tôi vì thế lúc nào cũng đậm đà, chuẩn vị thơm truyền thống.

Tính ông làm việc gì cũng nhanh nhẹn nhưng khi gói bánh chưng, ông lại luôn cẩn thận, tỉ mỉ từng chút một. Không cần khuôn nhưng những chiếc bánh do ông gói lúc nào cũng vuông vắn, đẹp mắt. Ngày nhỏ, mỗi khi gói, ông lại kể cho chúng tôi nghe về sự tích bánh chưng, bánh dày. Chúng tôi vừa xem ông gói, vừa nghe câu chuyện ông kể một cách háo hức. Ông còn gói cho mỗi cháu một chiếc bánh chưng nhỏ xinh, cùng lời dặn dò: “Bánh chưng làm ra để cúng dịp Tết, thể hiện sự hiếu thảo, tưởng nhớ tổ tiên nên cần gửi gắm vào đó những tình cảm chân thành”.

Khâu luộc bánh cũng rất quan trọng. Ông là người xếp từng chiếc bánh vào nồi, sau đó đổ mức nước phù hợp. Bố mẹ và cô tôi cùng bắc nồi lên bếp lửa đã chờ sẵn trước đó. Cả gia đình quây quần bên bếp lửa, chờ vớt bánh, sẻ chia về những việc mình đã làm được và chưa làm được trong năm cũ. Ông luôn động viên con cháu, dù làm gì, ở đâu thì điều quan trọng nhất chính là làm một người tử tế, đặc biệt phải biết yêu thương, trân quý tình cảm thiêng liêng của gia đình. Ngôi nhà của chúng tôi vì thế tràn ngập sự ấm áp, bình yên. Cho dù lớn lên, con đường đi của chúng tôi có những gập ghềnh, chông gai thì chỉ cần về nhà, mọi mệt mỏi, áp lực dường như tan biến. Bởi nơi đó, mỗi thành viên của gia đình đều thắp lên ngọn lửa yêu thương, sự lạc quan, tin tưởng, cổ vũ nhau cùng vươn lên.

Nhờ ông, chúng tôi hiểu hơn về những giá trị đẹp đẽ của văn hóa truyền thống dân tộc, để rồi, giờ đây, giữa sự phát triển chóng mặt của cuộc sống hiện đại, chúng tôi vẫn luôn giữ gìn nét đẹp ấy như cách gìn giữ hạnh phúc của chính mình.

Những cái ôm ấm áp mùa đông
Ngọn lửa tình người ấm áp
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phim "Người vợ cuối cùng" do Kaity Nguyễn đóng chính có gì hấp dẫn?

Phim "Người vợ cuối cùng" do Kaity Nguyễn đóng chính có gì hấp dẫn?

Bộ phim cổ trang "Người vợ cuối cùng" của đạo diễn Victor Vũ, Kaity Nguyễn đóng chính được kỳ vọng sẽ là bộ phim chất lượng của màn ảnh rộng cuối năm 2023.
Điều bất ngờ ít người biết về "gã choai" bắt vợ trong "Cuộc chiến không giới tuyến"

Điều bất ngờ ít người biết về "gã choai" bắt vợ trong "Cuộc chiến không giới tuyến"

Một trong những vai phụ đang gây ấn tượng nhất "Cuộc chiến không giới tuyến" là Cương - gã trai bản con nhà giàu hống hách, dùng mọi cách để bắt cô bé 16 tuổi về làm vợ.
Diễn viên Trương Hoàng “vượt khó” để hóa thân kẻ si tình trong phim “Biệt dược đen”

Diễn viên Trương Hoàng “vượt khó” để hóa thân kẻ si tình trong phim “Biệt dược đen”

Sau hàng loạt các vai phản diện thì nam diễn viên Trương Hoàng đã có vai diễn mới đầy thú vị trong phim “Biệt dược đen”. Đó là nhân vật Tiến - người đàn ông si tình, sẵn sàng bảo vệ người phụ nữ mình yêu.
Hà Nội - ngày trở về...

Hà Nội - ngày trở về...

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Trong những năm tháng xa nhà, Hà Nội luôn được neo giữ ở một góc ký ức thân thương trong trái tim tôi. Và... sau bao thăng trầm, tôi trở lại Hà Nội vào một ngày mùa thu với nắng vàng như mật cùng khe khẽ heo may.
Bố đã về!

Bố đã về!

Kiên đã là cậu bé sống nội tâm, lúc nào cũng khép mình, ít tiếp xúc, chuyện trò với những người xung quanh. Gương mặt cậu lúc nào cũng ủ rũ, đôi mắt trầm buồn nhìn về xa xăm như ngóng đợi điều gì đó. Thì ra bố Kiên đi biển chẳng may gặp bão và không trở về. Nhiều người tin rằng bố đã ra đi ngoài biển khơi nhưng Kiên thì khác, cậu luôn mong ngóng bố trở về, bằng xương bằng thịt.
Tìm về những giá trị xưa cũ

Tìm về những giá trị xưa cũ

Những quán cà phê “trăm tuổi” ẩn nấp trong những con hẻm, con ngõ nhỏ ở Hà Nội từ bao giờ đã trở thành nơi chốn đi về thân quen của nhiều người Hà Nội nhiều thế hệ truyền tai nhau...
Người phụ nữ đam mê làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Người phụ nữ đam mê làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Coi công việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống như máu thịt của mình nên mặc dù còn duy nhất bà làm nghề và một năm chỉ làm một tháng nhưng bà Nguyễn Thị Tuyến vẫn gắn bó và mong muốn giáo dục truyền thống văn hóa cho các cháu nhỏ.
Những điểm đến hấp dẫn dịp Tết Trung thu tại Hà Nội

Những điểm đến hấp dẫn dịp Tết Trung thu tại Hà Nội

Rất nhiều điểm đến với những hoạt động thú vị đã sẵn sàng chờ đón người dân Hà Nội và du khách ghé Thủ đô nhân dịp Tết Trung thu năm nay.
Đông đảo người dân làm lễ cầu siêu cho 56 nạn nhân vụ cháy chung cư

Đông đảo người dân làm lễ cầu siêu cho 56 nạn nhân vụ cháy chung cư

Chiều 17/9, người dân từ khắp nơi đến chùa Phụng Lộc (phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) thắp hương, cầu siêu cho 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động