Những đơn thuốc... nhập nhèm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa. |
Trước đó, theo ghi nhận của báo chí tại BV bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc bác sĩ ở đây kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến. Không chỉ “nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng, theo ghi nhận của PV, tại nhà thuốc của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn có hiện tượng bán thuốc với giá đắt hơn rất nhiều so với thị trường. Rất nhiều bệnh nhân phải cắn răng bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc kiểu này.
Câu chuyện bác sĩ kê toa thuốc cho bệnh nhân kèm thực phẩm chức năng trên thực tế diễn ra khá phổ biến. Nó không chỉ xảy ra ở BV bệnh Nhiệt đới Trung ương mà còn diễn ra ở nhiều BV, phòng khám khác.
Tuy nhiên cũng phải nhận định rõ, không phải toa thuốc nào cứ có kê kèm thực phẩm chức năng cũng đều là không đúng hay có “vấn đề”. Mà ở đây, cần xác định rõ, việc kê thực phẩm chức năng có thực sự cần thiết cho bệnh nhân hay không và bác sĩ kê đơn đă giải thích công khai, cặn kẽ và để người bệnh được tự lựa chọn hay chưa.
Còn nhớ một câu chuyện tương tự, tôi có anh bạn cách đây 3, 4 năm phải đi mổ vì tràn dịch ổ bụng. Anh cho biết, anh mổ đúng tuyến, có bảo hiểm chi trả đàng hoàng nhưng khi thanh toán, anh hốt hoảng khi đơn thuốc sử dụng sau hậu phẫu của anh lên đến gần… 20 triệu.
“Sẽ cực kỳ vô lý khi tôi mổ thuộc danh mục bảo hiểm chi trả, bảo hiểm đúng tuyến có nghĩa tôi được bảo hiểm chi trả 70% - 80% chi phí. Nhưng tại sao đơn thuốc cho 5 ngày hậu phẫu của tôi lại lên đến gần 20 triệu. Vậy bảo hiểm đã chi trả những thuốc gì thì BV, bác sĩ đều không giải thích rõ. Tôi càng không được ký vào bất cứ giấy tờ nào là tự nguyện cho việc sử dụng dùng các thuốc trong đơn kia.”
Và sau khi làm găng với lãnh đạo BV, anh chỉ nhận được một câu xin lỗi ráo hoảnh với lời giải thích, do lúc đó anh quá yếu nên buộc phải sử dụng những loại thuốc tốt nhất.
Chuyện kê cho bệnh nhân thực phẩm chức năng cũng tương tự như vậy, có nghĩa “tiền trảm hậu tấu”. Nếu bệnh nhân gặng hỏi, sẽ được giải thích nhầm lẫn hay muốn tốt cho bệnh nhân. Đáng tiếc là trên thực tế, việc bác sĩ kê toa thuốc lại âm thầm chen vào loại thực phẩm chức năng lại đa phần không phải là do “sai sót quy trình nghiệp vụ”! Có thể nói không ngoa, đó có dấu hiệu hành vi móc ngoặc vì tư lợi và hoàn toàn thiếu sự liêm chính trong nghề nghiệp của người thầy thuốc!
Vạch mặt các đối tượng “cò mồi” cho hiệu thuốc ăn hoa hồng | |
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại