Thứ sáu 26/04/2024 04:10

Những biện pháp ngăn ngừa tóc bạc sớm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phần lớn những người có tóc bạc là do tuổi già. Tuy nhiên có những người 20, 30 tuổi đã thấy trên đầu xuất hiện nhiều tóc bạc. Thay vì lạm dụng thuốc nhuộm tóc, bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hằng ngày để ngừa tóc bạc.
Những biện pháp ngăn ngừa tóc bạc sớm

Tóc bạc sớm là gì?

Màu tóc của con người sẽ được quyết định nhờ vào các sắc tố melanin ở dạng sợi. Các sợi hắc sắc tố này là sự kết hợp giữa hai loại acid amin tồn tại trong cơ thể là phenylalanine và cả tyrosine. Các melanin sẽ được sản xuất nhờ các tế bào melanocyte có ở trong nang tóc. Chúng có tác dụng giúp tóc có màu đen hoặc màu nâu. Thêm vào đó, ở bên trong tóc còn có chứa anbumin, đây là một hoạt chất rất quan trọng để giúp tóc luôn được duy trì ở trạng thái chắc khỏe và bóng mượt.

Tóc bạc sớm là một tình trạng có thể xảy ra khi mà cơ thể đã dừng sản xuất melanin. Hoặc cũng có thể là do các chức năng của albumin đã bị rối loạn khiến cho tóc đổi thành màu bạc. Bên cạnh đó, quá trình tích tụ các hydrogen peroxide có ở trong tóc cũng làm phá hủy những hắc sắc tố melanin này và khiến cho tóc bị bạc màu sớm hơn.

Tóc màu đen chính là một minh chứng cho thấy cơ thể của chúng ta đang ở trạng thái ổn định và sức khỏe tốt. Những người có tình trạng sức khỏe tốt thường sẽ xuất hiện tóc bạc vào độ tuổi từ 45 trở đi. Đây được xem là một quá trình lão hóa tự nhiên không thể nào tránh khỏi của con người. Thế nhưng, một số trường hợp, tóc bạc vẫn sẽ xuất hiện sớm ở những người mới chỉ ở độ tuổi 20 - 30.

Tóc bạc quá sớm đôi khi còn đi kèm với một số vấn đề như rụng tóc, hư tổn hoặc bị xơ cứng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này vì đây không phải là một dạng bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng đơn thuần chỉ ảnh hưởng một chút đến vẻ bề ngoài và khiến cho bạn cảm thấy bớt tự tin hơn khi giao tiếp với người khác.

Những nguyên nhân khiến tóc bạc sớm

Tóc bạc do di truyền: Trong một số trường hợp, tóc bạc có thể do gen. Gen được tạo thành từ DNA. Trong những trường hợp như vậy, thật khó để tác động bất cứ điều gì.

Ô nhiễm: Sống ở các thành phố, chúng ta gặp phải tình trạng ô nhiễm hàng ngày. Môi trường ô nhiễm này làm cho các nang tóc của chúng ta yếu đi.

Căng thẳng: Tóc bạc sớm có thể do tăng huyết áp, căng thẳng và lo lắng.

Hút thuốc: Các nghiên cứu chỉ ra mối liên quan đáng kể giữa tóc bạc và hút thuốc ở tất cả các nhóm tuổi.

Chế độ ăn uống thiếu hụt: Không có đủ các loại vitamin như Vitamin B, Vitamin C và Vitamin E, cũng như sắt và kẽm, có thể gây bạc tóc và rụng tóc. Mức đồng thấp cũng có thể dẫn đến bạc sớm. Mặt khác, thực phẩm đóng gói, tinh chế hoặc chế biến sẵn có thể góp phần làm cho tóc bạc nhanh hơn.

Tình trạng y tế: Các bệnh tự miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở một người. Rụng tóc từng mảng, một chứng rối loạn da tự miễn dịch gây rụng tóc trên da đầu, mặt và các vùng khác trên cơ thể, cũng có liên quan đến tóc bạc. Do thiếu sắc tố melanin, tóc có xu hướng trắng khi mọc trở lại.

Các sản phẩm tóc hóa học: Thuốc nhuộm tóc hóa học và các sản phẩm dành cho tóc, thậm chí cả dầu gội đầu, có thể góp phần làm tóc bạc sớm. Nhiều sản phẩm trong số này có chứa các thành phần có hại làm giảm sắc tố melanin.

 có thể ngăn ngừa và đẩy lùi hiện tượng này bằng cách tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Một số loại dược liệu có khả năng làm đen tóc và giúp cho cấu trúc tóc được chắc khỏe hơn, bóng mượt hơn như hà thủ ô, hạt đỗ đen, hạt vừng đen hoặc các loại cỏ lúa mạch...

Các biện pháp ngăn ngừa tóc bạc sớm

Hiện chưa có biện pháp điều trị tận gốc hiện tượng tóc bạc sớm, tuy nhiên, có thể ngăn ngừa và đẩy lùi hiện tượng này bằn chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, cụ thể:

Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày và duy trì một trạng thái thoải mái nhất cho tinh thần, hạn chế các vấn đề khiến cho bạn bị stress hoặc căng thẳng.

Nên bổ sung thêm đầy đủ những dưỡng chất, vitamin cần thiết để nuôi dưỡng một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt. Cụ thể, bạn nên cung cấp đủ các vitamin B5, vitamin B12, vitamin A, vitamin C và vitamin E cùng acid folic hoặc riboflavin.

Không nên sử dụng quá nhiều các loại hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc duỗi khiến tóc bị ảnh hưởng.

Cần che chắn, bảo vệ mái tóc tránh khỏi sự tác động của tia UV và ánh nắng mặt trời.

Nên xây dựng nên một chế độ dinh dưỡng, một thực đơn lành mạnh có nhiều loại rau xanh đậm hoặc các loại quả mọng như lê, anh đào, mâm xôi,...

Không sử dụng các thức uống, chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,...

Tránh thói quen nhổ tóc thường xuyên để không khiến các nang chân tóc bị phân hủy. Việc nhổ tóc nhiều cũng khiến cho các huyết thanh bị tràn ra phía bên ngoài và dễ dàng lây nhiễm cho những sợi tóc ở khu vực xung quanh đó.

Khi sử dụng hóa chất nhuộm tóc thì bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn hơn và ít gây nên thưởng tổn, kích ứng cho da đầu.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những loại dược liệu có khả năng làm đen tóc và giúp cho cấu trúc tóc được chắc khỏe hơn, bóng mượt hơn (ví dụ như hà thủ ô, hạt đỗ đen, hạt vừng đen hoặc các loại cỏ lúa mạch).

9 đồ uống buổi tối giúp đốt cháy mỡ bụng
Những lợi ích tuyệt vời của tỏi với sức khỏe
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động