Những biện pháp bảo đảm quyền của người bị bắt giữ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBảo đảm quyền của người bị bắt giữ, tránh trường hợp quốc gia mà họ đang hiện diện lạm dụng quyền hạn của mình. Ảnh minh họa |
Nguyên tắc này cũng đã được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Công ước Chống tra tấn (Công ước) như sau:
“1. Khi người bị tình nghi thực hiện tội phạm quy định tại Điều 4 có mặt trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên, sau khi kiểm tra thông tin về vụ việc và xét thấy cần thiết, quốc gia thành viên đó phải bắt giữ hoặc thực hiện những biện pháp hợp pháp khác cần thiết để đảm bảo sự có mặt của người này. Việc bắt giữ và các biện pháp hợp pháp khác phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó nhưng chỉ được thực hiện trong thời hạn cần thiết để tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ.
2. Quốc gia đó phải tiến hành ngay hoạt động điều tra sơ bộ về sự việc”.
Như vậy, quy định này yêu cầu các quốc gia thành viên khi có căn cứ cho rằng một người thực hiện hoặc có liên quan tới bất kỳ hành vi/tội phạm theo quy định của bất kỳ quốc gia thành viên nào, hiện đang có mặt ở trên lãnh thổ của mình thì phải tiến hành bắt giữ và thực hiện các biện pháp cần thiết khác như các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật nước mình.
Tuy nhiên, khoản 3 và 4 Điều 6 cũng quy định những biện pháp bảo đảm quyền của người bị bắt giữ, tránh trường hợp quốc gia mà họ đang hiện diện lạm dụng quyền hạn của mình:
“3. Người bị bắt giữ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được hỗ trợ để liên hệ ngay với người đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là công dân, hoặc trong trường hợp người đó là người không quốc tịch thì liên hệ với đại diện của quốc gia mà người đó thường trú.
4. Khi quốc gia thành viên bắt giữ một người theo quy định của Điều này thì phải thông báo ngay cho các quốc gia liên quan quy định tại khoản 1 Điều 5 về việc bắt giữ cũng như những căn cứ của việc bắt giữ đó. Quốc gia thành viên đã tiến hành điều tra sơ bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo ngay kết quả điều tra cho các quốc gia đã nêu trên và xác định rõ việc quốc gia đó có dự định thực thi quyền tài phán hay không”.
Theo các quy định này, quốc gia nơi thực hiện việc bắt, tạm giữ, tạm giam, tiến hành thẩm vấn (hỏi cung, lấy lời khai) người thực hiện hành vi tra tấn và có nghĩa vụ thông báo cho quốc gia mà người đó là công dân hoặc nơi người đó thường trú cuối cùng (trong trường hợp người đó là người không quốc tịch hoặc người nhiều quốc tịch) biết. Trong thông báo phải nêu rõ về biện pháp áp dụng đối với người đó và hành vi phạm tội mà người đó đã thực hiện. Nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành biện pháp pháp lý nào thì phải nêu rõ căn cứ, lý do áp dụng biện pháp đó và thông báo kết quả thẩm vấn cho quốc gia có liên quan nói trên. Đồng thời, quốc gia thực hiện việc bắt giữ có nghĩa vụ thông báo cho quốc gia mà người đó là công dân về thẩm quyền giải quyết vụ án của mình.
Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của quốc gia đã thực hiện việc bắt giữ thì quốc gia đó tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền thì giải quyết bằng điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế hoặc con đường ngoại giao.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu người đó bị áp dụng các biện pháp giam giữ thì phải được quốc gia thực hiện biện pháp giam giữ đó giúp đỡ để liên lạc ngay với người đại diện thích hợp gần nhất của nước mà người đó là công dân, hoặc nếu người đó là người không quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch thì được liên lạc với đại diện của nước mà người đó thường xuyên cư trú.
Quyền không bị tra tấn là một trong các quyền cơ bản của con người | |
Các quốc gia thành viên phải bảo đảm và tôn trọng quyền không bị tra tấn | |
Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của nạn nhân bị tra tấn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại