Thứ sáu 11/10/2024 22:42

Những ai không nên ăn rau răm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng ăn rau răm dẫn tới chứng yếu sinh lý đã khiến không ít người, đặc biệt là các quý ông e ngại khi sử dụng loại rau gia vị này.
Những ai không nên ăn rau răm?
Rau răm là loại cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt.

Tác dụng của rau răm đối với sức khỏe

Rau răm là một loại rau thơm rất phổ biến được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt. Loại rau này có vị hơi cay và nồng cùng với mùi hắc và tính ẩm. Rau răm thường được sử dụng ăn kèm với trứng vịt lộn, các món ăn nấu từ con trai, các món gỏi, bánh cuốn,... để góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho món ăn.

Không chỉ là một loại gia vị dùng trong các món ăn ngon, rau răm còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Rau răm có chứa flavonoid - một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển.

Bên cạnh đó, rau răm còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc và tiêu viêm.

Rau răm có thể dùng được cả lá và cây, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Có thể dùng rau răm tươi, giã sống vắt lấy nước hoặc phơi khô sắc uống.

Rau răm được sử dụng cho các mục đích chữa bệnh sau:

- Dùng chiết xuất từ cây rau răm để trị gàu;

- Ăn sống rau răm cùng các loại gỏi, trứng vịt lộn,... để hạn chế nguy cơ đau bụng;

- Rau răm hỗ trợ tốt cho thị lực, cho mắt sáng hơn;

- Rau răm lợi tiểu, giúp giải độc cơ thể, làm sạch gan khỏi các chất độc hại;

- Sử dụng rau răm hợp lý trong các món ăn sẽ giúp cải thiện trí nhớ, gân cốt chắc khỏe;

- Nước ép rau răm hỗ trợ điều trị tốt cho các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào,... Bã rau răm giã nhỏ đắp vào vị trí bị tổn thương hoặc lấy nước ép chấm vào nơi bị đau sẽ giúp trị nước ăn chân hiệu quả;

- Uống nước ép rau răm giúp trị bệnh trướng bụng, khó tiêu; bã rau răm đem xoa bụng vào vùng rốn để thu được hiệu quả trị bệnh tốt hơn;

- Rau răm kết hợp với gừng, giã nhỏ giúp điều trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi;

- Giã nhỏ rau răm với muối, đắp vào mụn nhọt và băng lại có thể giúp tiêu độc, chống viêm cho các vết mụn nhọt, áp xe sưng nóng ở giai đoạn đầu;

- Tác dụng khác: Trị say nắng mùa hè, đứt tay chảy máu, hạ sốt, thông tiểu, kiết lỵ,...

Những người không nên ăn rau răm

Rau răm có thể gây tác dụng ngược nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn nhiều rau răm sẽ sinh lạnh, giảm tinh, tổn thương tủy. Phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ" không nên ăn rau răm vì dễ bị rong kinh.

Người có thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì có thể gây sảy thai hoặc người có thể trạng nóng, gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.

Những ai không nên ăn rau răm?
Khi ăn trứng vịt lộn với rau răm, không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Quan niệm ăn rau răm làm yếu sinh lý, liệt dương có đúng?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam cho biết, quan niệm về khả năng hãm dục của rau răm chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều đó.

Trong đông y, thuốc được chia thành 3 loại. Trừ loại cá biệt, nếu loại thuốc vừa làm rau vừa làm thuốc được thì không có tính năng chữa bệnh; đối với loại được coi là thuốc thì việc sử dụng thay cho các thực phẩm, thức uống hàng ngày đều vô cùng nguy hiểm. Rau răm chỉ là loại rau gia vị và khả năng chữa bệnh hay phát bệnh của nó không đáng kể và không cần đề phòng.

Về mặt lý thuyết, rau răm có thể gây ra nóng, giảm tinh khí, có thể làm suy yếu tình dục - kể cả nam và nữ. Đàn ông thì kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi còn phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, để có thực tế này thì phải nạp vào cơ thể lượng rau răm rất lớn (từ 0,5kg trở lên) và ăn thường xuyên, mỗi ngày. Trong khi thực tế, rau răm là loại rau gia vị, nên thường được dùng với lượng ít. Do vậy, khi ăn món có rau răm, hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Những ai không được uống trà xanh?
Những ai nên hạn chế ăn cà tím?
Những ai nên hạn chế ăn bánh trôi, bánh chay?
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động