Thứ hai 29/04/2024 10:27

Những ai nên hạn chế ăn cà tím?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cà tím là thực phẩm quen thuộc trong những bữa cơm gia đình. Cà tím chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng chứa solanine, nicotine có độc với cơ thể, do đó trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, tiền căn dị ứng, hen suyễn, cơ địa dễ tạo sỏi thận thì nên hạn chế ăn.
Những ai nên hạn chế ăn cà tím?
Cà tím chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cũng chứa solanine, nicotine có độc với cơ thể, do đó trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, tiền căn dị ứng, hen suyễn, cơ địa dễ tạo sỏi thận thì nên hạn chế ăn.

Cà tím (tên tiếng Anh: eggplant) là một loại cây thuộc họ Cà và có họ hàng gần gũi với cà loại cây như cà chua; khoai tây; cà dừa; cà pháo. Loại cà này được tìm thấy đầu tiêu ở miền Nam của Ấn Độ và Sri Lanka.

Cây cà tím là cây một năm, thân cây thường có gai, lá lớn và có thùy thô. Hoa có thể là màu trắng hoặc tía, tràng hoa 5 thùy và nhị hoa màu vàng.

Quả cà tím thuộc loại quả mọng chứa nhiều cùi thịt màu trắng, vỏ màu tím đậm hoặc màu trắng. Quả có chứa nhiều hạt nhỏ, mềm màu hơi vàng.

Tùy vào giống mà cây cho quả có hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, tại các vùng châu Âu và Bắc Mỹ thì các giống được trồng chủ yếu cho quả hình trứng thuôn dài và vỏ có màu tím sẫm. Ở Ấn Độ và Đông Nam Á thì các giống lại cho hình dạng, màu sắc và kích thước đa dạng hơn, màu sắc có thể từ trắng đến vàng, lục, tía đỏ hoặc tía sẫm.

Lợi ích của cà tím đối với sức khoẻ

Tốt cho tim mạch: Cà tím là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên rất tốt cho người bị huyết áp cao.

Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn: Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.

Cho một trái tim khỏe: Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Lượng cholesterol và huyết áp ổn định góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cải thiện lưu thông máu: Một trong những lợi ích sức khỏe của cà tím là nó giúp cải thiện lưu thông máu. Tiêu thụ cà tím thường xuyên cũng sẽ giúp nuôi dưỡng não, vì nó rất giàu dinh dưỡng thực vật.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Với những người bệnh tiểu đường thì cà tím quả là “thần dược”, bởi có nhiều chất xơ và lượng carbohydrate hòa tan thấp. Bên cạnh đó, một số chất trong cà tím còn có khả năng điều chỉnh sự hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ tiêu hóa: Với lượng nước và chất xơ nhiều cùng với các sợi hòa tan, cà tím sẽ kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tích cực. Giúp cho ruột được hoạt động trơn tru và bài tiết, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi nên rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh: Folate là bộ phận thiết yếu của bất kỳ chế độ ăn uống nào và acid folic đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai. Axit folic trực tiếp bảo vệ trẻ khỏi các khuyết tật thần kinh. Cà tím là thực phẩm giàu axit folic, vì vậy bạn nên bổ sung nó vào chế độ ăn uống khi mang thai.

Những người không nên ăn cà tím

Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu gây ra tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…

Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao - loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.

Lưu ý khi ăn cà tím

Không nên gọt vỏ cà tím: Cà tím có thể được chiên, quay, hấp, luộc, làm salad và súp. Tốt nhất là không nên gọt vỏ cà tím, vì vỏ cà tím có chứa vitamin B.

Vitamin B và vitamin C là một đối tác ăn ý, quá trình chuyển hóa vitamin C cần có sự hỗ trợ của vitamin B. Ăn cà tím cả vỏ giúp thúc đẩy vitamin C.

Nên ăn cà tím nghiền: Khi chiên cà tím chúng ta thường nấu ở nhiệt độ cao và có thời gian lâu, phương pháp này không chỉ nhiều dầu mỡ mà còn bị hao hụt lượng lớn chất dinh dưỡng. Lượng vitamin mất đi khi chiên cà tím có thể lên tới hơn 50%. Trong tất cả các cách ăn cà tím, cà tím nghiền là tốt cho sức khỏe nhất.

Không ăn cà tím với thịt cua: Ăn chung cà tím với thịt cua thường sẽ khiến bụng chướng khó chịu, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt những người có sức khỏe yếu thì không nên ăn.

Không ăn cà tím sống: Cà tím sống có chứa một loại độc tố gọi là solanine, độc tố này còn độc hơn trong khoai tây mọc mầm.

Solanine không chỉ được tìm thấy trong mầm khoai tây mà còn có trong cà tím sống. Do đó, chúng ta nên nấu chín cà tím trước khi ăn.

Không ăn cà già: Khi chọn cà tím chúng ta nên chọn cà tươi và còn non. Tốt nhất không nên chọn cà tím già vì chứa nhiều solanin. Chất này có hại cho cơ thể người nên càng không nên ăn.

Có nên chần thịt lợn bằng nước sôi trước khi chế biến?
Những ai không nên uống nước chanh mật ong hàng ngày?
Những ai không nên ăn rau muống?
Những ai không nên uống cà phê?
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động