Thứ năm 10/10/2024 08:12

Những ai không được uống trà xanh?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trà xanh là loại thức uống tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống. Những người sau đây nên hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa trà xanh.
Những ai không được uống trà xanh?
Trà xanh tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể uống được.

Trà xanh là loại thức uống tốt cho sức khỏe. Dùng trà xanh thường xuyên sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả; điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch; ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác; giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường chức năng của não bộ; chống lão hóa, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân....

Trà xanh không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà nó còn được coi là một loại dược liệu, chính vì thế nó cũng sẽ có những thành phần, dược tính nhất định.

Một số tác dụng phụ của trà xanh

Theo các chuyên gia, trà xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Tannin có trong trà xanh làm tăng axit trong dạ dày, có thể gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, không được uống trà xanh khi bụng đói.

Trà xanh hầu như an toàn cho người lớn khi uống ở mức độ vừa phải. Chiết xuất trà xanh cũng được coi là an toàn cho hầu hết mọi người khi uống hoặc bôi ngoài da trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chúng ta không nên uống quá 3 cốc trà xanh mỗi ngày.

Các tác dụng phụ của trà xanh là do chất caffein có trong trà xanh, có thể bao gồm một số hoặc tất cả các triệu chứng sau: Nhức đầu, mất ngủ, nôn mửa, tiêu chảy, cáu gắt, nhịp tim không đều, ợ nóng, chóng mặt, co giật, lú lẫn...

Những ai không được uống trà xanh?

Trà xanh đã được chứng minh là gây ra một số vấn đề nhất định khi uống quá nhiều, nhất là những người mắc một số bệnh sau đây:

- Người bị các vấn đề dạ dày: Tannin có trong trà xanh làm tăng axit trong dạ dày, có thể gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, không được uống trà xanh khi đói bụng. Tốt nhất là uống trà xanh sau bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit không nên uống trà xanh quá nhiều.

- Người thiếu máu, thiếu sắt: Trà xanh làm giảm sự hấp thu sắt từ thức ăn và làm giảm khả dụng sinh học của sắt non-heme. Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy chiết xuất trà xanh làm giảm 25% sự hấp thụ sắt không phải heme. Sắt non-heme là loại sắt chính trong trứng, sữa và thực phẩm từ thực vật như đậu, vì vậy uống trà xanh trong khi ăn những thực phẩm này có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt. Tuy nhiên, Vitamin C làm tăng hấp thu sắt non-heme, vì vậy bạn có thể vắt chanh vào trà hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin C khác, chẳng hạn như bông cải xanh.

- Người nhạy cảm với caffein: Giống như tất cả các loại trà, trà xanh có chứa caffein và uống quá nhiều caffein có thể dẫn đến hồi hộp, lo lắng, nhịp tim bất thường và run. Một số người có khả năng dung nạp caffein thấp tự nhiên và họ sẽ bị các triệu chứng này ngay cả khi uống một lượng nhỏ. Tiêu thụ nhiều caffein cũng có thể cản trở sự hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và tăng nguy cơ loãng xương.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trà xanh có chứa caffeine, catechin và axit tannic. Cả 3 chất này đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai và các tác động tiêu cực khác. Ngoài ra, caffein đi vào sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Uống nhiều còn có thể gây dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

- Người rối loạn lo âu: Chất caffein trong trà xanh có thể được cho là làm cho chứng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ hơn.

- Người bị rối loạn chảy máu: Caffeine trong trà xanh có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

- Người bị bệnh tim: Caffeine trong trà xanh có thể gây nhịp tim không đều.

- Người bị bệnh tiểu đường: Caffeine trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn uống trà xanh và bị tiểu đường, hãy theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận.

- Người bị tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích (IBS): Chất caffein trong trà xanh, đặc biệt là khi uống với lượng lớn, có thể gây tiêu chảy và các triệu chứng của IBS trở nên trầm trọng hơn.

- Người bị bệnh tăng nhãn áp: Uống trà xanh làm tăng áp lực bên trong mắt. Sự gia tăng xảy ra trong vòng 30 phút và kéo dài ít nhất 90 phút.

- Trẻ em: Tannin trong trà xanh có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng như protein và chất béo ở trẻ em. Nó cũng có thể dẫn đến kích thích quá mức vì chất caffein có trong trà xanh.

- Người bị bệnh gan: Các chất bổ sung chiết xuất trà xanh có liên quan đến một số trường hợp tổn thương gan. Chiết xuất trà xanh có thể làm cho bệnh gan nặng hơn vì mức độ caffein trong máu có thể tích tụ và tồn tại lâu hơn.

- Người bị loãng xương: Uống trà xanh có thể làm tăng lượng canxi thải ra ngoài qua nước tiểu. Caffeine nên được giới hạn dưới 300 mg mỗi ngày (tương đương khoảng 2-3 tách trà). Có thể bù đắp lượng canxi mất đi do caffein bằng cách bổ sung canxi.

- Người đang dùng thuốc tây: Người đang dùng thuốc tây không được uống trà xanh vì sẽ gây ra các phản ứng tiêu cực.

Những ai không nên uống nước chanh mật ong hàng ngày?
Những ai không nên ăn rau muống?
Những người tuyệt đối không được dùng mật ong
Những ai không nên uống cà phê?
H.Phương (Theo Practo)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động