Nhờ thám tử “chạy án” cho ông trùm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, bị cáo Đoàn Thị Bích Liên, SN 1971, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội; Trần Gia Hòa, SN 1977, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội, bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc điều hành Công ty (Cty) TNHH Nước giải khát cà phê Lekofe, cùng 10 bị cáo khác bị truy tố tội “Đưa hối lộ”. Bị cáo Đỗ Văn Đức, Giám đốc kinh doanh Cty TNHH Yuki; Nguyễn Doãn Hào, SN 1981, trú tại TP Hồ Chí Minh và hai bị cáo khác bị đưa ra xét xử về tội “Môi giới hối lộ”.
Trước đó, ngày 18/9/2023, đối tượng Nguyễn Hoài Sơn, quê Đồng Tháp, bị CA tỉnh Hòa Bình thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp về hành vi mua bán trái phép hóa đơn. Biết tin, các đối tượng trong đường dây mua bán hóa đơn thông báo cho nhau lẩn trốn và thường xuyên trao đổi với nhau tìm cách “chạy án”, lo cho Nguyễn Hoài Sơn được tại ngoại.
Cơ quan CA xác định, nhóm này cùng với bị cáo Nguyễn Thị Trúc Giang (em gái Nguyễn Hoài Sơn) gom được gần 4,9 tỷ đồng để “chạy án” cho ông trùm hóa đơn. Nhóm bị cáo “chạy án” đã chuyển tiền cho Tưởng Hữu Hạnh, SN 1983, quê Đồng Tháp.
Cũng trong ngày Sơn bị bắt, bị cáo Nguyễn Thanh Toàn, SN 1985, trú tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, được một tài khoản telegram tên “Quốc” nhắn tin nhờ tìm hiểu thông tin và chi phí giúp “chạy án” cho Sơn tại ngoại. Nguyễn Thanh Toàn nhận lời và được người của Quốc chuyển cho 200.000 USD (khoảng 4,8 tỷ đồng).
Toàn nhờ Đỗ Văn Đức (hành nghề thám tử tư thuộc Cty TNHH Yuki) tìm hiểu cơ quan nào đã bắt giữ, giá “chạy án”. Đỗ Văn Đức đã cùng 3 bị cáo khác đã liên hệ, tìm kiếm thông tin, móc nối tìm người “chạy án” cho Sơn.
Thông qua các mối liên hệ, nhóm bị cáo “chạy án” tìm được Đoàn Thị Bích Liên và nhờ Liên lo cho Nguyễn Hoài Sơn được tại ngoại. Do cần tiền chi tiêu, Liên đưa ra thông tin gian dối mình là người nhà của lãnh đạo Bộ Công an, sẽ lo được cho Sơn tại ngoại trong thời gian từ 7 - 10 ngày.
Đoàn Thị Bích Liên đã nhận 2,3 tỷ đồng từ nhóm Tưởng Hữu Hạnh, Nguyễn Thanh Toàn thông qua Đỗ Văn Đức và Nguyễn Hoãn Hào nhưng Nguyễn Hoài Sơn vẫn không được tại ngoại. Nghi ngờ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nguyễn Doãn Hào và Đỗ Văn Đức tìm đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trình bày, tự thú.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo liên hệ với nhau qua mạng xã hội như telegram, viber, whatsapp được đăng ký bằng các sim rác. Sau khi liên hệ, trao đổi “chạy án”, các đối tượng đều vứt bỏ sim, điện thoại.
Đối với ông trùm mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép và một số đối tượng liên quan, do không biết, không tham gia việc “chạy” án với nhóm Tưởng Hữu Hạnh, Nguyễn Thanh Toàn nên không bị xử lý.
Nhận 200 triệu đồng để “chạy án” không thành, gã U60 dính án... | |
Người đưa tiền nhờ “chạy án” có bị xử lý hình sự không? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại