Thứ ba 28/01/2025 09:59

Du lịch

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
86 bức ảnh trắng đen được trưng bày tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”, tái hiện những biến đổi sâu sắc của Thủ đô Hà Nội trong những năm tháng thời kỳ đổi mới.
Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Sáng 10/10, triển lãm ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ” được khai mạc tại Biệt thự di sản (số 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ” trưng bày những bức ảnh đen trắng lần đầu tiên được công bố của nhiếp ảnh gia gốc Hà nội Lê Bích và nhiếp ảnh gia, phóng viên người Anh Andy Soloman.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Triển lãm thể hiện tình yêu nồng nàn của một người con sinh ra lớn lên và chứng kiến, ghi lại nhiều đổi thay của thủ đô Hà Nội yêu dấu.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Những bức ảnh chân thực ghi lại hình ảnh: ánh mắt hân hoan của những người lao động trên phố phường, những bà mẹ Việt Nam Anh hùng mặc áo dài truyền thống viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố xá những ngày đầu xuân, …Từ đó, với mỗi người dân Thủ đô, Hà Nội chính là nơi đi để trở về.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Chia sẻ tại buổi triển lãm, nhiếp ảnh gia, phóng viên Andy Soloman (bên trái) cho biết: “Tôi đã yêu Hà Nội và người dân thành phố ngay từ khi đặt chân đến đây vào năm 1992. Ở đâu tôi đi cũng được đón tiếp bằng sự tử tế và lòng mến khách tuyệt vời, và khi nhìn lại những bức ảnh của tôi từ thời đó, tôi thấy chúng là một ghi chép quan trọng về cuộc sống trong thành phố”.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

86 bức ảnh đen trắng được chụp từ 1992 - 2012 lần đầu tiên được công bố đưa người xem sẽ thấy cảm nhận rõ sự biến đổi của Hà Nội trong thời kỳ đổi mới.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Không gian triển lãm được bày trí chỉn chu, mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm nghệ thuật giàu tính chân - thiện - mỹ.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Bức ảnh Giấc mơ trưa (2004) do nhiếp ảnh gia Lê Bích thực hiện gợi nhớ về nét đẹp lao động bình dị, gần gũi của những con người Thủ đô trong thời kỳ khó khăn.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Nhiều bức ảnh tác động mạnh mẽ đối với cảm xúc của người xem.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Khi ngắm nhìn những bức ảnh trưng bày, cô Hồ Thủy (quận Đống Đa, Hà Nội) không giấu được niềm xúc động, bồi hồi khi được nhớ lại hình ảnh Thủ đô thân thương trong những năm tháng tuổi trẻ của mình.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Nhiều du khách nước ngoài đã có mặt tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ” để tìm hiểu về những biến động lịch sử, nét đẹp văn hóa và con người Thủ đô.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Anh Lucas (du khách nước ngoài từ New Zealand) chia sẻ cảm xúc về triển lãm: “Đây là những tấm ảnh đen trắng tập trung vào đời sống gần gũi và nét đẹp lao động giản dị của con người. Bất chấp quy luật của thời gian, không gian, những bức ảnh này giúp tôi hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của người Hà Nội. Từ đó, triển lãm khơi dậy trong tôi nhiều câu hỏi, sự tò mò và thúc đẩy tôi khám phá về mảnh đất và con người Thủ đô”.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Nhiều du khách chăm chú thưởng thức những bức ảnh ghi lại thời kỳ nhiều biến động của Thủ đô.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Cùng lưu giữ lại những kí ức đẹp về Hà Nội theo cách riêng của mình.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Nhà văn Vũ Công Chiến (áo kẻ bên trái) cảm nhận về ý nghĩa của triển lãm: “Triển lãm đưa chúng tôi trở về 30 năm trước để sống và chiêm ngưỡng lại những khoảnh khắc mà có thể bây giờ không còn thấy nữa. Tất nhiên tất cả đã là quá khứ, chúng ta nhắc lại để tự hào. Cũng chính những quá khứ ấy lại là động lực để phát triển tương lai”.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Nói thêm cảm nhận của mình về bức tranh Mùa đông (nhiếp ảnh gia Lê Bích chụp tại Hồ Gươm, năm 2008), nhà văn Vũ Công Chiến tiếp lời: “Với vai trò là nhà văn, chỉ với 2 màu đen trắng, bầu trời trở nên lu mờ, làm nền cho hình dáng xơ xác, khô cằn của cây cối. Nhưng chúng vẫn đang sống, chỉ chờ ánh nắng lên tự nhiên búp non sẽ mọc. Đó là những gì tôi tưởng tượng, đọc được từ bức ảnh và tôi rất thích được cảm nhận những câu chuyện được truyền tải từ ảnh đen trắng”.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Về những nét đặc biệt riêng của ảnh đen trắng, nhiếp ảnh gia Lê Bích (bên phải) khẳng định: “Về chuyên môn, ảnh đen trắng sẽ khó hơn vì nó chỉ có hai màu và 2 yếu tố đậm, nhạt. Chúng tôi tập trung và đề cao vấn đề nội dung. Chúng tôi chụp những chi tiết chú ý, chủ thể phản ánh cả một thời kỳ lịch sử nổi bật. Ảnh đen trắng dù không được rực rỡ nhưng nội dung phản ánh rất mạnh mẽ, tạo cảm giác xưa cũ, trùng ý tưởng chủ đề và sức hút của triển lãm hôm nay”.

Nhiều tác phẩm lần đầu công bố tại triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ”

Triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ” sẽ mở cửa miễn phí đón khách tham quan đến hết ngày 31/10 tại Biệt thự di sản (số 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
“Chúng tôi có khát vọng cháy bỏng được trở về Hà Nội” “Chúng tôi có khát vọng cháy bỏng được trở về Hà Nội”
Ký ức hào hùng về ngày tiếp quản Thủ đô Ký ức hào hùng về ngày tiếp quản Thủ đô
PGS.TS.NSND Nguyễn Thị Hiển cống hiến hết mình cho ngành múa Việt Nam PGS.TS.NSND Nguyễn Thị Hiển cống hiến hết mình cho ngành múa Việt Nam
Bài, ảnh: Tuyết Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động