Thứ bảy 22/02/2025 11:55

Nhiều lần được cảnh báo, không ít người vẫn sập bẫy lừa đảo tinh vi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mới đây, Bộ Công an đã đưa ra cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng tội phạm mạng lợi dụng hình ảnh, video công khai của người dân để chỉnh sửa, cắt ghép, đe dọa tống tiền bằng các video giả mạo.
Nhiều lần được cảnh báo, không ít người vẫn sập bẫy lừa đảo tinh vi

Tin nhắn cảnh báo của Bộ Công an về những hình thức lừa đảo. Ảnh chụp màn hình

Lừa đảo thông qua các cuộc gọi video có hình ảnh người quen

Với cách thức tinh vi hơn, các đối tượng đã dùng chiêu trò mới - gọi video call. Điều này đã đánh trúng vào tâm lý của nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh người thân quen, vì vậy đã có sự tin tưởng, không nghi ngờ.

Anh N.V.Th (Long Biên, Hà Nội) đã mất số tiền gần 50 triệu đồng dịp sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua. Anh nhận được một cuộc gọi video call để kiểm chứng hình ảnh từ tài khoản cá nhân của một người quen sau khi tài khoản này có nhắn tin hỏi vay anh số tiền như trên.

“Tôi đang nói chuyện thì người anh này liên tục nói đường truyền bị kém nên hình ảnh không rõ nét và có gửi cho tôi một mã QR code ngân hàng để chuyển tiền gấp”, anh Th chia sẻ lại.

Cũng là mối quan hệ đã quen từ lâu, hơn nữa lại có cuộc gọi video để chứng tỏ là người quen của mình nên anh Th không xác minh lại thông tin mà chuyển khoản cho vay tiền luôn.

“Sau khi xác nhận lại tôi biết bản thân đã bị lừa. Vẫn biết đã có nhiều thông tin cảnh báo trước đó nhưng tôi cũng không nghĩ bản thân sẽ gặp hình thức lừa đảo như thế này. Bản thân cũng ngại trình báo vì biết sẽ khó lấy lại được số tiền đã mất”, anh Th nói.

Không chỉ là những cuộc gọi video giả danh người quen mà còn xuất hiện những dòng tin nhắn “tống tiền” bởi những video ghép mặt nhạy cảm khiến nhiều người không khỏi hoang mang.

Nhiều lần được cảnh báo, không ít người vẫn sập bẫy lừa đảo tinh vi
Tin nhắn “đe dọa” bằng những hình ảnh, video cắt ghép nhạy cảm. Ảnh chụp màn hình

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi khiến nhiều người thành nạn nhân

Lực lượng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, hiện một số đối tượng đã sử dụng công nghệ Deepfake (giả lập sâu) trong AI để làm giả video call nhằm mục đích lừa đảo. Chỉ cần ghi vài giây hình ảnh video của người cần giả mạo rồi phát trên một chiếc điện thoại khác có quay mặt vào camera trước của điện thoại đang gọi. Rất nhiều tình huống xảy ra đã được cư dân mạng chia sẻ, giả cuộc gọi video call là chiêu trò đã nhiều lần được cảnh báo, thế nhưng vẫn tiếp tục có không ít người sập bẫy.

Khi gọi video call, đối tượng lừa đảo bằng cách nào đó có hình ảnh của người bị mạo danh, song người gọi sẽ không nghe được người đó nói gì và kẻ lừa đảo cũng nhanh chóng tắt cuộc gọi và nhắn tin với lý do đang có việc bận nên không nói chuyện được.

Cơ quan Công an khuyến cáo, trong trường hợp người dân nhận được những bưu kiện, thư …thông báo trúng thưởng, mọi người cần kiểm tra kỹ thông tin, tránh việc xác nhận qua video call mà hãy gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Tuyệt đối không thực hiện cuộc gọi qua các ứng dụng messenger hay Zalo, không thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng...

Không để lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội, bởi đó chính là kẽ hở để các đối tượng dễ dàng xây dựng những kịch bản lừa đảo tinh vi.

Người dân không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên Internet... cho bất kỳ cá nhân, tổ chức lạ khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng. Nếu có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.

Giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin Giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động