Chủ nhật 24/11/2024 20:33
Về thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Nhận thức pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số bộ phận cán bộ còn chưa đầy đủ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Điều hành phiên làm việc sáng 31/10, Thượng tướng Trần Quang Phương- Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại phiên họp này, có đại diện 10 đoàn Hội đồng Nhân dân tỉnh/thành phố đến dự thính phiên họp về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Nhận thức pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số bộ phận cán bộ còn chưa đầy đủ
Các Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngày 25/7/2021, Quốc hội khoá XV đã ban hành Nghị quyết số 09 về Chương trình giám sát tối cao năm 2022 và Nghị quyết số 18 ngày 27/7/2021 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức triển khai thực hiện.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, được dư luận, cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Do phạm vi rất rộng nên Đoàn giám sát lần này tập trung vào khu vực công trên địa bàn cả nước, tập trung vào 5 nội dung trọng điểm và 7 lĩnh vực trọng tâm theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP). Đoàn giám sát đã làm việc, giám sát trực tiếp với Chính phủ, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 15 địa phương và khối cơ quan Tư pháp.

Hoạt động giám sát bước đầu đã có tác động làm chuyển biến cả về nhận thức và trách nhiệm của các cấp

Kết quả hoạt động giám sát chuyên đề này bước đầu đã có tác động làm chuyển biến cả về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP, ban hành kế hoạch, giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế theo kiến nghị của Đoàn giám sát.

UBTV Quốc hội đã dành thời gian 4 Phiên họp để thảo luận, cho ý kiến, xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp, kế hoạch, đề cương báo cáo và kết quả của từng thời điểm giám sát. Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, đã làm việc, giám sát trực tiếp với Chính phủ, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương, 15 địa phương và khối cơ quan Tư pháp.

Các bộ, ngành, địa phương, HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc trung ương đã cung cấp 580 văn bản, báo cáo và hệ thống các phụ lục khoảng 100 nghìn trang tài liệu.

Qua giám sát cho thấy việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm của các cấp, các ngành còn chậm, nhìn chung còn nặng về hình thức, chưa trọng tâm, trọng điểm; tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình tiên tiến còn nhiều hạn chế.

Kết quả hoạt động giám sát bước đầu đã có tác động làm chuyển biến cả về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật, ban hành kế hoạch, giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế theo kiến nghị của Đoàn giám sát.

Giám sát tối cao của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình thực hiện bao gồm cả kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập, vướng mắc và nguyên nhân. Gỡ bỏ những ách tắc, rào cản ảnh hưởng đến cơ hội phát triển. Tăng cường biện pháp giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý kịp thời, kiên quyết, đúng pháp luật những vi phạm trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước, nhất là xử lý các dự án treo, chậm tiến độ.

Trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí rất lớn, làm mất đi cơ hội phát triển

Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nêu rõ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển.

Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân do một số quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện, nguyên nhân chính là: kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện chưa nghiêm; nhận thức pháp luật về THTK, CLP của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ; còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương.

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chung trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đề nghị, cần đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư để THTK, CLP thực sự làm một quốc sách hàng đầu; tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP. Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác THTK, CLP; đổi mới việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và báo cáo việc thực hiện chương trình THTK, CLP 5 năm và hằng năm, theo hướng vừa đảm bảo tính tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có chủ đề từng năm.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến THTK, CLP bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp yêu cầu thực tiễn; Từ năm 2023, thường xuyên đánh giá hiệu quả và chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh các bất cập, mâu thuẫn nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực.

Chú trọng xây dựng chính sách quốc gia về THTK, CLP trong từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực then chốt như tiết kiệm năng lượng; quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản…Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng thẳng thắn chỉ ra: “Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế… Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Đại hội xác định “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí” là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nhiệm kỳ và những năm tiếp theo".

Kinh tế phục hồi tích cực nhưng phải đi đôi với kiểm soát lạm phát Kinh tế phục hồi tích cực nhưng phải đi đôi với kiểm soát lạm phát
Nhân lực y tế chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý Nhân lực y tế chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động