Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Halloween
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLễ hội Halloween được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Ảnh: Pinterest |
Nguồn gốc của lễ hội Halloween
Một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của Halloween có liên quan đến lễ hội Samhain của người Celt cổ.
Cách đây khoảng 2.000 năm, người Celt sống ở vùng đất bao gồm Ireland, Anh quốc và miền Bắc nước Pháp bây giờ. Họ tổ chức lễ hội Samhain vào ngày 1/11 hàng năm. Đây là ngày đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và vụ mùa, bắt đầu cho mùa đông tối tăm, giá lạnh và được coi là khoảng thời gian liên quan đến cái chết. Người Celt tin rằng đó là lúc linh hồn của người chết được trở về nhà ở trần gian.
Vào ngày lễ Samhain, linh hồn của những người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì vậy vào đêm 31/10, dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó, họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm với vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác. Tục hóa trang Halloween bắt nguồn từ đó.
Ngoài nguồn gốc Celt, còn có thuyết giảng rằng Halloween có thể xuất phát từ phong tục "cầu hồn" của người Thiên Chúa giáo châu Âu thế kỷ thứ 9. Vào ngày 2/11 hàng năm, người dân đi từ làng này sang làng khác xin "bánh cầu hồn" - những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Nhận được càng nhiều bánh, họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát.
Ở nước Anh trước đây, đêm Halloween được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night, tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.
Nhưng qua nhiều thế kỷ và sự giao thoa văn hóa, lễ hội Halloween đã trở thành một sự kết hợp độc đáo của nhiều truyền thống khác nhau. Ngày nay, Halloween đã trở thành một lễ hội phổ biến trên toàn thế giới với các hoạt động vui nhộn...
Ý nghĩa của lễ hội Halloween
Halloween được tổ chức vào đêm trước (31/10) ngày Lễ các Thánh (1/11) và kết thúc là ngày Lễ Linh hồn (2/11). Đây là 3 ngày liên tiếp nhau và được tổ chức với một ý nghĩa là nhằm tôn vinh các vị thánh đã hoặc chưa được lên Thiên Đàng, trong đó có nữ thần mùa màng của người Celt cổ đại.
Bên cạnh đó, ngày này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người thân đã mất. Trong ngày lễ Halloween, các linh hồn người đã chết sẽ được phép về thăm gia đình. Công giáo La Mã cho rằng, những lời cầu nguyện trên trần thế sẽ giúp những linh hồn tẩy rửa được tội lỗi và sớm được về với Chúa.
Đây chính là những yếu tố khiến cho lễ hội Halloween thường hay gắn liền với các hình tượng như phù thủy, ma quỷ, tiên nữ...
Lễ hội Halloween tại Việt Nam
Lễ hội Halloween được cho là du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 20 năm trước và dần trở nên phổ biến, nhất là trong giới trẻ. Tương tự các ngày lễ khác như Giáng sinh, Lễ tình nhân Valentine…, Halloween là sản phẩm văn hóa có nguồn gốc phương Tây được người Việt Nam tiếp nhận trong thời kỳ đổi mới, nhưng không mang nặng tính nghi lễ như lễ hội gốc.
Halloween ở nước ta đơn giản là dịp để công chúng, đặc biệt là giới trẻ tổ chức các hoạt động hóa trang nhằm mục đích vui chơi giải trí là chính.Vào dịp này, các trường học, siêu thị, nhà hàng và gia đình tổ chức vui chơi lễ hội ma với nhiều hình thức khác nhau, trưng bày những hình ảnh, hiện vật mang hình thù ma quái kinh dị để tạo ấn tượng. Bên cạnh các nhân vật trong truyền thuyết, nhiều hình tượng hoá trang rùng rợn được giới trẻ sử dụng. Chương trình văn nghệ biểu diễn trong đêm hội thường xoay quanh các chủ đề như: Chuyện may rủi trên đời, chuyện về ma quỷ, phù thủy, quái nhân...
Phố Hàng Mã rực rỡ mùa Halloween | |
Hàn Quốc: Giẫm đạp kinh hoàng đêm Halloween, ít nhất 149 người tử vong |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại