Thứ sáu 26/04/2024 02:03

Người ngoại quốc thuê đất ở bãi giữa sông Hồng trồng cần sa, xử lý thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Công an quận Long Biên, Hà Nội đang làm rõ về hành vi trồng cần sa tại bãi giữa sông Hồng của một người đàn ông người nước ngoài. Người này có hạn cư trú tại Việt Nam đến năm 2022.

Liên quan đến việc người nước ngoài trồng cần sa tại bãi giữa sông Hồng, trưa 8-6, ông Nguyễn Tiến Dũng, quyền Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, Công an quận Long Biên đang làm rõ hành vi trồng cần sa và tàng trữ ma tuý (cần sa khô) của một người đàn ông nước ngoài. Người này đang còn hạn cư trú ở Việt Nam đến năm 2022.

Người ngoại quốc thuê đất ở bãi giữa sông Hồng trồng cần sa, xử lý thế nào?
Hình ảnh cây cần sa được người mang quốc tịch Pháp trồng tại bãi giữa sông Hồng.

Ông Dũng cho biết thêm, trưa ngày 5-6, Công an phường Ngọc Thụy đã phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an quận Long Biên tiến hành kiểm tra khu vực bãi giữa sông Hồng thuộc địa bàn phường Ngọc Thụy.

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện và xác định đối tượng Frederec (SN 1966, quốc tịch Pháp) có hành vi vi phạm, trồng cây cần sa và tàng trữ trái phép chất ma tuý (cần sa khô). Quá trình kiểm tra trên diện tích khoảng 3.000m2 tại bãi giữa do vợ chồng đối tượng Frederec thuê, thu giữ 115 cây cần sa tươi với trọng lượng 34kg và 40,268g cần sa khô.

Sau khi lập biên bản tại chỗ, lực lượng chức năng đã mời đối tượng về trụ sở Công an tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng VPLS Trung Hòa, Hà Nội cho biết, pháp luật Việt Nam từ trước đến nay luôn xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy, đặc biệt là các tội liên quan đến ma túy. Để xử lý từ gốc rễ, phòng tránh tội phạm thì các hành vi như trồng cây cần sa, tàng trữ cây cần sa đều có thể bị truy cứu tránh nhiệm hình sự (TNHS).

Người ngoại quốc thuê đất ở bãi giữa sông Hồng trồng cần sa, xử lý thế nào?
Luật sư Hoàng Tùng chia sẻ về vụ việc.

Theo đó, Điều 249 Bộ luật Hình sự có quy định rất rõ về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Với trọng lượng mà cơ quan chức năng thu giữ là 40,268g cần sa khô thì đối tượng có thể phải chịu TNHS về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với mức hình phạt là phạt tù từ 10 đến 15 năm.

Về hành vi trồng cây cần sa, luật sư Hoàng Tùng cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ hơn số lượng thực tế cây cần sa mà đối tượng trồng là bao nhiêu? Hiện nay, cơ quan chức năng chỉ phát hiện và thu giữ 115 cây cần sa tươi từ việc trồng cần sa của các đối tượng thì chưa đủ điều kiện để truy cứu TNHS.

Tuy nhiên, đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Trong vụ việc này, đối tượng vi phạm là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì bị xử lý nào?

Luật sư Hoàng Tùng viện dẫn, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về vấn đề người nước ngoài phạm tội tại khoản 2 Điều 5 như sau: Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trong trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao như quy định nêu trên thì người nước ngoài phạm tội vẫn phải chịu hình phạt giống như công dân Việt Nam phạm tội theo pháp luật Việt Nam.

"Các mức hình phạt đối với người nước ngoài phạm tội tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi phạm tội. Trong đó, một trong những hình phạt đặc thù nhất phải kể đến chính là trục xuất – hình phạt này có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp (quy định tại Điều 37 BLHS 2015)", luật sư Tùng nêu quan điểm.

Nam thanh niên trồng hàng chục cây cần sa trên nóc nhà Nam thanh niên trồng hàng chục cây cần sa trên nóc nhà

Công an quận Hà Đông (Hà Nội) vừa phát hiện 26 cây cần sa được trồng trái phép trên nóc nhà một người dân trên ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động