Người hòa giải luôn phải học hỏi, trao dồi kinh nghiệm thường xuyên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Kim vui vẻ chia sẻ giấy khen của UBND quận Hoàng Mai khen thưởng bà đã có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. |
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Kim, SN 1951, tổ trưởng tổ hòa giải liên tổ dân phố số 18,19 phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, tổ hòa giải của bà có 10 thành viên. Các vụ việc mâu thuẫn trên địa bàn chủ yếu về mâu thuẫn mẹ chồng con dâu, hàng xóm mâu thuẫn về đổ rác, môi trường, tranh chấp ranh giới, giọt gianh, đất đai, mâu thuẫn vợ chồng,...
Kể lại quá trình tham gia tổ hòa giải, bà Kim cho biết thêm, vào năm 1999 khi bà về hưu, được mọi người trong tổ động viên nên bà đã tham gia. Thời điểm đầu, bà cũng gặp nhiều khó khăn như công việc của bà khi còn công tác không va chạm nhiều, chưa quen các công việc tại tổ dân phố. Nhưng được bà con tín nhiệm, các bác lớn tuổi động viên nên bà đã quyết định tham gia.
“Tôi tham gia nhiều và hoạt động cùng các thành viên tổ hòa giải nên đã dần quen với công việc đến bây giờ”, bà Kim nhấn mạnh.
Theo bà Kim, các thành viên tổ hòa giải nằm rải rác ở hai tổ dân phố 18 và 19, mỗi thành viên tổ hòa giải sẽ để ý khu vực mình sinh sống. Nếu có mâu thuẫn thì sẽ đến gia đình có mâu thuẫn đó nắm bắt tình hình rồi thành viên tổ hòa giải sẽ đến nhà có mâu thuẫn để phân tích đúng sai, phân tích về lý, về tình để người dân hiểu. Nếu người dân chưa đồng ý hòa giải thì sẽ báo tổ để tổ hòa giải cùng đến nhà mâu thuẫn hòa giải giữa các bên.
Nếu trường hợp hai vợ chồng ly hôn thì sẽ yêu cầu người dân gửi đơn ra phường và phường sẽ chuyển cho tổ hòa giải. Nhận được văn bản, tổ hòa giải sẽ thống nhất ngày làm việc và mời các bên mâu thuẫn đến gặp tổ hòa giải để nghe câu chuyện mâu thuẫn của hai vợ chồng. Từ đó, sẽ phân tích tình nghĩa vợ chồng, những vướng mắc thì cái nào đúng cái nào sai để hai vợ chồng cùng rút kinh nghiệm, suy nghĩ lại mâu thuẫn có đáng để ly hôn hay không. Rồi con cái sẽ ra sao, phân chia thế nào, làm thế nào để các con lớn lên mà không bị ảnh hưởng vì bố mẹ ly hôn. Nhiều cặp vợ chồng sau khi được phân tích, chia sẻ đã xin rút đơn về suy nghĩ. Sau đó, hai vợ chồng thông báo với tổ hòa giải là không ly hôn nữa, hai vợ chồng đều thừa nhận lỗi sai của mình và hứa khắc phục để nuôi dạy con khôn lớn.
Bà Kim cho biết thêm, là người phụ nữ trong gia đình nên mỗi khi đi làm công tác hòa giải bà phải thu xếp và hoàn thành nhiều việc nhà như nấu cơm, chăm sóc gia đình, chăm lo con cháu. Khi tất cả công việc được thu xếp ổn thỏa thì bà sẽ đi thực hiện công tác hòa giải. Trong nhiều năm qua, bà luôn hoàn thành việc gia đình nên cũng được mọi người ủng hộ.
Bên cạnh đó, hàng tháng, tổ hòa giải sẽ họp một lần vào tối mùng 4 để tổng kết công việc hòa giải trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ các câu chuyện hòa giải hay, tình huống hòa giải tốt qua các bài báo, sách hay truyền hình, thực tế cuộc sống để cả tổ cùng phân tích, đánh giá, học hỏi.
Bà Kim thông tin, trong quá trình hòa giải cũng gặp một số khó khăn như nhiều người nói “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì sang”. Thực tế, với những thành viên tổ hòa giải, mọi người làm việc vì trách nhiệm, vui vẻ và thấy nhân dân đoàn kết, vui vẻ với nhau là các thành viên tổ hòa giải vui vẻ, cảm thấy mình đã góp một phần nhỏ vào việc giảm tải cho phường, gắn kết tình đoàn kết làng xóm láng giềng trong nhân dân
“Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên tổ hòa giải, năm 2020, tôi đã được UBND quận Hoàng Mai tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở”, bà Kim chia sẻ.
Theo bà Kim, khi nhận được bằng khen này bà rất vui, cảm thấy công sức mình đóng góp được ghi nhận xứng đáng. Tuy nhiên, bà cảm thấy mình vẫn cần học hỏi thêm và sẽ phải làm tốt hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa với công việc hòa giải.
Hòa giải phải hết sức nhẹ nhàng, có tình có lý và đúng pháp luật Ông Phùng Trọng Đức, tổ trưởng tổ hòa giải thôn Hoắc Châu, xã Châu Sơn, huyện Ba Vì cho biết, khi mâu thuẫn các bên ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại