Nghiên cứu để xác định nét riêng, đặc trưng của văn hoá Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ năm ngày 26/3/2024. Ảnh: Quốc hội. |
Tuyên truyền và phổ biến những nét đẹp riêng của Thủ đô
Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Dự thảo Báo cáo tiếp thu, giải trình được chuẩn bị công phu với nhiều nội dung cụ thể, chi tiết.
Theo đó, về phát triển văn hóa, Nghị quyết số 15-NQ/TW đề ra mục tiêu Thủ đô Hà Nội là TP "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Nghị quyết số 30-NQ/TW về yêu cầu: phát triển Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước.
Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Thủ đô nhận định: một số tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về văn hóa ứng xử, nếp sống văn minh đô thị của người dân.
Tuy nhiên, ngoài cơ chế đặc thù về cho phép áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa (khoản 1 Điều 39) và quy định về phát triển khu thương mại và văn hóa, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, các quy định của dự thảo Luật cơ bản kế thừa quy định Điều 11 của Luật hiện hành, thiên về phát triển "phần cứng", chưa có nhiều quy định thúc đẩy "phần mềm" của văn hóa; chưa có quy định cụ thể để đạt mục tiêu: xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam như được xác định tại Điều 21.
Vì vậy, đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu để xác định được nét riêng, nét đặc trưng của văn hóa Thủ đô, đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong xây dựng và phát triển Thủ đô như một số đại biểu đã nêu tại Kỳ họp thứ 6. Từ đó, bổ sung các quy định về giáo dục và đào tạo, tuyên truyền và phổ biến những nét đẹp riêng có của Thủ đô vùng, song song với khen thưởng và xử phạt cũng như bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa Thủ đô trong dự thảo Luật.
Đội Lân sư rồng huyện Thanh Oai biểu diễn ở lễ hội Carnaval Thu Hà Nội ngày 1/10/2023. Ảnh: Khánh Huy |
Phát huy các thiết chế văn hóa
Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tính đến ngày 1/4/2023, hệ thống thiết chế, điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao do các sở, ban, ngành, đoàn thể TP quản lý hiện có 383 công trình, điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao.
Công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được Thành ủy, HĐND, UBND TP quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của các đơn vị văn hóa thể thao TP từng bước nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và đã hướng mạnh về cơ sở.
Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn TP đã có sự phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện. Các công trình văn hóa, thể thao cấp TP, cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp. Nhiều quận, huyện đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng và phát huy các thiết chế văn hóa, thể thao, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân.
Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động của các thiết chế này vẫn còn vướng mắc, chưa hiệu quả, cả về cơ chế, chính sách, việc khai thác, phát huy các thiết chế. Cơ chế phân cấp quản lý, sử dụng, khai thác, quản lý tài sản công để cho thuê, liên doanh, liên kết còn chưa hợp lý...
Theo một số đại biểu, lợi thế của mô hình PPP là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân. Đồng thời, tăng cường hiệu quả trong việc quản lý và khai thác sử dụng các cơ sở hạ tầng; thu hút được các nguồn lực của nhà đầu tư để đầu tư phát triển hạ tầng và khai thác các dịch vụ sau đầu tư.
Mô hình này cũng sẽ giảm gánh nặng ngân sách và rút ngắn thời gian đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng; gia tăng và bổ sung thêm nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước từ việc khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công…
Hoàn thiện sửa đổi Luật Thủ đô là cơ hội để Hà Nội bứt phá | |
Góp ý vào Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: đảm bảo quyền của lao động nữ | |
Mở rộng phạm vi áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại