Thứ sáu 18/04/2025 05:02

Nam Em dính lùm xùm về bản quyền bài hát

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Khá nhiều nghệ sĩ của Vbiz không hài lòng khi Nam Em dùng ca khúc của họ mà không xin phép. Mới đây, người đẹp lên tiếng xin lỗi nhưng điều công chúng hy vọng ở cô là hành động dứt điểm sửa sai.
Nam Em bị chỉ trích khi hát ca khúc của nghệ sĩ khác mà không xin phép
Nam Em bị chỉ trích khi hát ca khúc của nghệ sĩ khác mà không xin phép

Mới đây, nhạc sĩ Kai Đinh bức xúc về việc Nam Em tự ý dùng ca khúc “Mình yêu đến đây thôi” của anh, đang được Tóc Tiên mua độc quyền. Chuyện bản quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay đã phát triển hơn trước đây rất nhiều. Các quán cà phê/nhà hàng khi phát nhạc của nghệ sĩ phải mua tài khoản trên các trang nhạc số. Vậy nên, Kai Đinh không thể hiểu được tại sao các nghệ sĩ đồng nghiệp lại sử dụng bài hát của các nghệ sĩ khác nhưng việc tối thiểu nhất là xin phép trước lại không thể làm được.

"Kai xin được nói rõ hơn cho các khán giả hiểu vì sao vấn đề bản quyền quan trọng đến như vậy. Tài sản trí tuệ cũng là tài sản, những người thực hiện dự án như chúng tôi là những người đã phải đầu tư thời gian, tài chinh và công sức để cân đo đong đếm cách sản xuất một bài hát hoàn chỉnh và mong muốn được khán giả công nhận những nỗ lực đó bằng sản phẩm chỉn chu nhất có thể. Việc sử dụng các ca khúc này một cách tùy tiện ảnh hưởng rất lớn đến nghệ sĩ đang sử dụng bài hát, Kai Đinh viết thêm. Ngay dưới bài viết của Kai Đinh, một số nghệ sĩ khác tiết lộ đây không phải lần đầu tiên Nam Em có hành vi vi phạm bản quyền.

Ngay sau khi bị chỉ trích gay gắt, Nam Em đã lên tiếng xin lỗi. Nam Em cho biết thêm cô chưa có được một ê-kíp chuyên nghiệp để làm việc chu toàn trong âm nhạc, mọi thứ còn mới mẻ, nên trong âm nhạc cho phép Nam Em được vừa làm vừa sửa sai. Sai ở đâu thì xin sửa ở đó. Rất mong sự lượng thứ từ mọi người, xin nhận lỗi vì đã tạo ra những chuyện không đáng có và mang đến những điều tiêu cực này".

Đối với việc cover bài hát thì tác phẩm cover sẽ được xem như là một tác phẩm phái sinh của tác phẩm gốc và được qui định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019). Người làm tác phẩm phái sinh hay cover bài hát được pháp luật cho phép nhưng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật sở hữu trí tuệ đặt ra. Cụ thể theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019) thì các điều kiện để làm tác phẩm phái sinh là: Không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và phải xin phép; trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Cá nhân, tổ chức thực hiện cover bài hát trái phép hay không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả của bài hát đó có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 5 đến 10 triệu đồng, kèm theo đó là phải dỡ bỏ bản cover đó trên Internet cũng như trên các phương tiện kỹ thuật số khác. Cụ thể được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

Còn đối với những trường hợp hát cover bài hát trực tiếp trước công chúng nhưng không được sự đồng ý cho phép của tác giả, thì người biểu diễn có thể bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Thêm vào đó, nếu bản cover mà được truyền tải tới công chúng thông qua các thiết bị ghi âm, ghi hình, các phương tiện kỹ thuật khác hay thông qua mạng internet, thì người biểu diễn có thể bị xử phạt từ 10 tới 15 triệu đồng, đồng thời phải khắc phục hậu quả bằng việc gỡ bỏ tác phẩm vi phạm. Những quy định này được quy định tại Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động